Cơ quan hành pháp là cơ quan sẽ có thẩm quyền đưa ra các quyết định, phương hướng triển khai thực hiện đối với một đạo luật nào đó được ban hành. Chắc hẳn hiện nay có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về các cơ quan hành pháp. Vậy cơ quan hành pháp là gì?
Mục lục bài viết
1. Cơ quan hành pháp là gì?
Ta hiểu về cơ quan hành pháp như sau:
Hành pháp được hiểu chính là một trong ba chức năng chính (cụ thể là: lập pháp, hành pháp, tư pháp) góp phần tạo nên quyền lực của nhà nước. Hành pháp được hiểu cơ bản chính là việc thi hành theo quy định tại Hiến pháp, căn cứ theo hiến pháp để nhằm mục đích có thể soạn thảo hoặc ban bố các quy định của luật và thực hiện theo quy định của luật.
Cơ quan hành pháp được hiểu cơ bản là cơ quan có nhiệm vụ thi hành các nội dung được quy định cụ thể trong Hiến pháp và các đạo luật khác.
Ở nước ta quyền lực Nhà nước thực chất chính là một thể thống nhất nhưng nó lại có sự phân công giữa những cơ quan khác nhau với nhau, tương ứng với quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Để có thể nhận diện đâu là cơ quan hành pháp thì chúng ta sẽ có thể dựa vào các đặc điểm chính cụ thể như sau:
– Cơ quan hành pháp được biết đến là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, có nghĩa cơ quan hành pháp là cơ quan giữ vai trò then chốt, thiết yếu của nhà nước.
– Cơ quan hành pháp có biên chế xác định cụ thể.
– Cơ quan hành pháp được thành lập theo các cách thức, trình tự khác nhau.
– Tổ chức và hoạt động của cơ quan hành pháp sẽ do pháp luật quy định, cụ thể pháp luật sẽ quy định những vai trò, tính chất, cách thức hình thành, cơ cấu tổ chức của cơ quan hành pháp.
– Cơ quan hành pháp có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do pháp luật quy định, chức năng bao quát nhất của cơ quan hành pháp là tổ chức, thực hiện pháp luật.
– Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay đã được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn khi mà nó mang tính tổng hợp. Đó về cơ bản chính là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành và điều hành. Chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy đây là một điểm khác biệt rõ nét với nhánh cơ quan lập pháp và tư pháp là thẩm quyền của hai nhánh cơ quan này được pháp luật quy định dựa trên cơ sở lãnh thổ và cấp địa giới hành chính, ngoài ra thì bên nhánh cơ quan tư pháp còn có thẩm quyền thuộc khối quân sự.
Ở Việt Nam, ta thấy rằng, cơ quan hành pháp chính là cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước được hiểu chính là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, các cơ quan hành chính nhà nước có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành và điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật Việt Nam quy định cụ thể.
2. Hệ thống cơ quan hành pháp:
Theo quy định tại Điều 94
Như vậy, ta thấy rằng, cơ quan hành pháp là Chính Phủ. Đại diện cho hành pháp là Chính phủ, người đứng đầu là Chủ tịch nước. Chính vì vậy, hành pháp được hiểu là việc thi hành pháp luật đã được thiết lập thông qua cơ quan Chính phủ. Các chủ thể có quyền hành pháp bao gồm tất cả các cá nhân đang giữ chức vụ trong Chính phủ.
Chính phủ có nhiệm vụ chính là tiến hành triển khai, hướng dẫn thi hành các đạo luật mà Quốc hội đã ban hành.
Thủ tướng Chính phủ chính là người có trách nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng đối với những nội dung, chính sách về việc thi hành pháp luật, ngoài ra có quyền được đề bạt về việc bổ nhiệm, bãi nhiệm hay khen thưởng cá nhân, tổ chức nào đó trình lên Quốc hội để được xem xét.
Theo quy định của pháp luật, dưới Thủ tướng thì còn có các Phó Thủ tướng. Các Phó Thủ tướng sẽ hỗ trợ công việc giúp Thủ tướng trong việc triển khai, thực hiện quyết định, bên cạnh đó thì còn có các bộ và cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp.
Như vậy, các Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ mà mình được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ sẽ cần phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ sẽ phải chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để nhằm mục đích có thể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và có các biện pháp xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật.
3. Cơ quan hành chính trong hệ thống hành pháp của Việt Nam:
Như chúng ta đã biết, cơ quan hành chính trong hệ thống hành pháp Việt Nam cao nhất là Chính Phủ, Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
– Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
– Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn đưa ra những đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng quy định pháp luật; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
– Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để nhằm mục đích có thể bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của toàn Nhân dân.
– Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính và kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định.
– Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
– Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70 Hiến pháp năm 2013; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài.
– Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Hiến pháp năm 2013 được ban hành đã là làm rõ hơn hết và đề cao vị trí, vai trò, chức năng của Chính phủ trong việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực, thông qua đó đã góp phần quan trọng đề cao tính dân chủ pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước theo hướng minh bạch, theo pháp luật, được kiểm soát và bảo đảm tính thống nhất, thông suốt trong thực hiện cơ quan hành chính nhà nước thực hiện quyền lực của mình.
Ta thấy rằng khi có chức năng quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước sẽ thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành pháp luật, cũng có nghĩa là cơ quan hành chính nhà nước sẽ có chức năng chủ yếu chính là hiện thực hóa các quy định pháp luật, đưa pháp luật được thực thi trong đời sống.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Hiến pháp năm 2013.