Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức theo quy định của Luật doanh nghiệp? Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức được hưởng các quyền lợi như thế nào?
Hiện nay, các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng nên đã kêu gọi nguồn đầu tư lớn từ bên ngoài vì vậy việc tìm hiểu các loại cổ phần khác nhau với những quyền lợi đi kèm là đặc biệt cần thiết, chủ yếu để đảm bảo quyền kiểm soát công ty của người sáng lập. Vốn điều lệ trong công ty cổ phần được chia ra thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Tuy nhiên cổ phần trong công ty cổ phần có nhiều loại, chứ không đơn giản chỉ là một loại: Cổ phần phổ thông, Cổ phần ưu đãi biểu quyết, Cổ phần ưu đãi cổ tức, Cổ phần ưu đãi hoàn lại, Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. Một trong những cổ phần được nhiều người hiện nay quan tâm là cổ phần ưu đãi cổ tức.
Vậy cổ phần ưu đãi cổ tức là gì? Quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Mỗi loại cổ phần được phát hành sẽ cho cổ đông sở hữu loại cổ phần đó quyền, nghĩa vụ và lợi ích khác nhau. Trong các loại cổ phẩn thì cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ đông sở hữu loại cổ phần ưu đãi cổ tức sẽ nhận được ưu đãi cao hơn về cổ tức nhưng bên canh đó sẽ bị hạn chế ở một số quyền nhất định so với loại cổ phần phổ thông.
1. Quy định về các loại cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của
Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
2. Quy định về cổ phần ưu đãi cổ tức
Điều 117
“1. Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền sau đây:
a) Nhận cổ tức với mức theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;
c) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.”
– Các quyền khác như cổ đông phổ thông cụ thể như:
+ Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
+ Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
+ Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
+ Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của
+ Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
+ Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
+ Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty;
Cổ tức là một tỷ lệ lợi nhuận nhất định được công ty chia cho các cổ đông theo tỷ lệ cổ phần sở hữu hoặc theo Điều lệ công ty. Khi nắm loại cổ phần này, nhà đầu tư có thể được hưởng cổ tức ở một tỉ lệ nhất định mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Điều này liệu có mâu thuẫn với nguyên tắc quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp trên thực tế không? Bởi lẽ, theo nguyên tắc thông thường, chỉ khi công ty kinh doanh có lãi mới có thể chia lợi nhuận. Nếu công ty kinh doanh không có lãi mà chủ sở hữu cũng được chia lợi nhuận thì có vô lý? Hơn nữa, điều này có thể làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chủ nợ khi mà công ty kinh doanh không có lãi, không thanh toán được nợ đến hạn (và cả nợ chưa đến hạn) nhưng chủ sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức vẫn được trả lợi nhuận. Điều này chỉ có thể được lý giải bởi những lý do sau:
Thứ nhất, công ty cổ phần mang tính chất đại chúng và mục đích phát hành cổ phần ưu đãi cổ tức nhằm mục dích huy động vốn nhàn rỗi của người dân. Doanh nghiệp đã đánh vào tâm lý sợ rủi ro, sợ mất trắng của người dân, do đó thay vì người dân bỏ tiền trong tủ hay gửi tiến kiệm trong Ngân hàng lấy lãi; thì doanh nghiệp tạo cho họ một sự lựa chọn khác cũng đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề thiếu vốn của doanh nghiệp.
Một tỉ lệ nhất định thì sẽ không cao hơn Ngân hàng bao nhiêu, nhưng mồi nhử của doanh nghiệp là ở cổ tức thưởng. Tuy nhiên mồi này có điều kiện là phương thức xác định được ghi trên cổ phiếu.
Cái “được” của chủ sở hữu nắm cổ phần ưu đãi cổ tức là như trên, nhưng cái họ mất là đây: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Thứ hai, theo quy định tại khoản 4 Điều 113
Luật sư
Thứ ba, pháp luật không hẳn cho chủ sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức cái bình phong là “không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của Công ty” bởi lẽ, theo điểm b khoản 2 Điều 117 Luật doanh nghiệp cũng buộc họ chỉ được quyền nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản. Điều này cũng một phần nào hạn chế quyền, lợi ích của cổ đông ưu đãi cổ tức.
3. Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức
Nhận cổ tức theo quy định với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;
Các quyền khác như cổ đông phổ thông, nhưng không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (Điểm c khoản 1 điều 110 luật doanh nghiệp 2014). Trong trường hợp này dù cổ đông không có quyền điều hành công ty nhưng lại vẫn phải chịu trách nhiệm về tài sản nếu trong trường hợp công ty thua lỗ.
Việc chi trả cổ tức cho cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức
Việc chi trả cổ tức được quy định chung tại điều 132 Luật doanh nghiệp 2014 theo đó tại khoản 1 quy định “Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi”. Việc quy định đối với cổ phần ưu đãi cổ tức được quy định tại điều lệ công ty, phòng đăng ký kinh doanh chỉ quản lý về số lượng cổ phần ưu đãi cổ tức mà không quản lý về mức trả cổ tức của doanh nghiệp.