Cổ phần là một trong những vấn đề pháp lý cốt lõi và chủ yếu của công ty cổ phần. Vậy có bao nhiêu loại cổ phẩn? Và thực chất cổ phần phổ thông là gì? Quyền lợi cơ bản của cổ phần phổ thông và người sở hữu cổ phần phổ thông được hưởng những gì?
Mục lục bài viết
1. Cổ phần phổ thông là gì?
Cổ phần là vấn đề pháp lý cơ bản của công ty cổ phần. Cổ phần mang bản chất là quyền tài sản được thể hiện bằng cổ phiếu, nó là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Cổ phần phổ thông là cổ phần bắt buộc phải có của công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông. Là chủ sở hữu của công ty cổ phần nên họ có quyền quyết định những vấn đề rất quan trọng liên quan đến công ty cổ phần.
Đặc điểm của cổ phần phổ thông:
– Cổ phần phổ thông được phát hành rộng rãi ra công chúng. Nhà đầu tư có thể sở hữu cổ phần phổ thông trên thị trường sơ cấp (phát hành lần đầu) hoặc thị trường thứ cấp (mua bán trên thị trường chứng khoán hoặc chuyển nhượng, thừa kế,… ).
– Mức giá của cổ phần phổ thông được ấn định theo luật (10.000 đồng/cổ phần) hoặc theo mức giá tại thị trường chứng khoán.
– Cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
– Cổ phần phổ thông không thể chuyển thành cổ phần ưu đãi. Ngược lại, cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
– Cổ phần phổ thông có khả năng sinh lời tốt hơn hầu hết các loại chứng khoán khác bao gồm cả trái phiếu. Người nắm giữ cổ phần phổ thông được hưởng lợi khi kết quả kinh doanh của công ty khả quan, kinh tế vĩ mô ổn định.
– Cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Cổ phần phổ thông tiếng Anh là: Ordinary shares
Cổ phần phổ thông tiếng anh được định nghĩa như sau:
Ordinary shares are a type of stock that must be held by a shareholder company, and this is the most common and the most common type of shares. In particular, ordinary shares can not be changed into preferred shares.
Cụm từ khác liên quan cổ phần phổ thông tiếng Anh được sử dụng thông dụng trong thực tế, cụ thể như sau:
– Cổ phần ưu đãi biểu quyết – tiếng Anh là: Voting preference shares
– Cổ đông sáng lập – tiếng Anh là: Founding partner
– Cổ phần ưu đãi cổ tức – tiếng Anh là: Stock preferred dividend
2. Quyền lợi của cổ đông phổ thông:
Cổ đông phổ thông có một số quyền lợi cơ bản được
– Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
– Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
– Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
– Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của
– Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;
– Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
– Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:
– Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị,
– Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông;
– Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
– Quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát thực hiện như sau:
– Các cổ đông phổ thông hợp thành nhóm để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;
– Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.
3. Cổ phần phổ thông đem lại lợi ích và rủi ro gì cho công ty cổ phần:
– Lợi ích:
+ Tăng nguồn vốn cho công ty: Công ty cổ phần phát hành cổ phần phổ thông nhằm mục đích huy động vốn, qua đó có thêm được nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
+ Thu hút nhà đầu tư, gây dựng hình ảnh công ty với nhiều nhà đầu tư, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
– Rủi ro:
Việc phát hành quá nhiều cổ phần phổ thông ra công chúng sẽ khiến việc quản lý công ty trở nên khó khăn hơn khi có nhiều người sở hữu, từ đó dẫn đến xung đột lợi ích giữa các cổ đông hoặc sự chi phối hoạt động công ty của cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu phần lớn cổ phần phổ thông.
4. Chuyển nhượng cổ phần phổ thông:
Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
Quy định tại Khoản 3 Điều 120 như sau:
“Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.’
Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
+ Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.
+ Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
+ Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trường hợp này, người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty.
+ Trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.
+ Người nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật doanh nghiệp được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.
• Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phải thông báo với sở kế hoạch đầu tư được thực hiện như sau:
Thứ nhất, Doanh nghiệp soạn hồ sơ chuyển nhượng – nộp hồ sơ tại cơ quan DKKD
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Thông báo thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp
–
– Quyết định của đại hội đồng cổ đông
– Thông báo
– Danh sách cổ đông sáng lập sau thay đổi;
– Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân người nhận chuyển nhượng;
– Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức nhận chuyển nhượng (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
– Hợp đồng chuyển nhượng, Biên bản thanh lý hoặc giấy tờ khác có giá trị chứng minh việc chuyển nhượng hoàn tất;
– Quyết định góp vốn của tổ chức nhận chuyển nhượng;
– Giấy uỷ quyền hoặc giấy giới thiệu cho người nộp hồ sơ.
– Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ
Sau khi hoàn tất hồ sơ chuyển nhượng doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại sở kế hoạch và đầu tư.
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh phải cấp giấy xác nhận thay đổi hoặc thông báo rõ nội dung hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho doanh nghiệp.
Lưu ý: Doanh nghiệp phải nộp thông báo thay đổi tới sở kế hoạch đầu tư trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn tất việc chuyển nhượng.
Thứ hai, Công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Sau khi Công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố thông tin tại sở kế hoạch đầu tư.
Công bố thông tin là thủ tục bắt buộc khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp.
Kết luận: Cổ phần phổ thông là loại cổ phần phổ biến trong công ty cổ phần. Ngoài các quyền lợi nói trên, cổ đông của công ty cổ phần còn phải chịu các trách nhiệm tương đương với phần vốn cam kết góp của mình trong công ty.