Công ty cổ phần là một loại hình công ty xuất hiện muộn hơn sơ với những loại hình công ty khác. Công ty cổ phần là một hình thức được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn khi tiến hành thành lập doanh nghiệp. Theo đó, yếu tố quan trọng, tiên quyết và làm nên sự khác biệt của loại hình công ty này chính là “Cổ phần”.
Mục lục bài viết
- 1 1. Cổ phần là gì?
- 2 2. Quy định của pháp luật về cổ phần phổ thông:
- 3 3. Cổ phần ưu đãi biểu quyết, quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết:
- 4 4. Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức:
- 5 5. Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại:
- 6 6. Các hình thức chào bán cổ phần trong công ty cổ phần:
1. Cổ phần là gì?
Cổ phần là phần vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Theo Điều 113 của
Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông”.
Theo Điều 111 Luật Doanh nghiệp thì vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại.
Tại thời điểm được đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Đối chiếu tại khoản 2 Điều 10
Do đó, thông thường các công ty cổ phần thường để mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng/cổ phần. Vì đây cũng là mệnh giá tối thiểu để chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
2. Quy định của pháp luật về cổ phần phổ thông:
Cổ phần phổ thông là cổ phần phổ biến nhất phải có trong công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi.
* Quyền của cổ đông phổ thông:
+ Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
+ Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
+ Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
+ Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó;
+ Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
+ Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
+ Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty;
* Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:
+ Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
+ Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;
+ Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông;
+ Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
* Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông:
+ Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.
+ Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.
+ Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty.
+ Chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
3. Cổ phần ưu đãi biểu quyết, quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết:
Điều 116
– Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.
Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
– Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền sau đây:
+ Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông;
+ Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
4. Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức:
Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2014:
– Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
– Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền sau đây:
+ Nhận cổ tức theo quy định;
+ Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;
+ Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
5. Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại:
Điều 118, Luật Doanh nghiệp năm 2014:
– Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
– Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ việc không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Tại khoản 2 Điều 118 của Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền sau:
Được yêu cầu công ty hoàn lại vốn; các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
+ Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
+ Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
+ Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
+ Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
6. Các hình thức chào bán cổ phần trong công ty cổ phần:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2014 thì các hình thức chào bán cổ phần trong công ty cổ phần được quy định cụ thể như sau:
Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
– Chào bán cho các cổ đông hiện hữu;
– Chào bán ra công chúng;
– Chào bán cổ phần riêng lẻ.
Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán.
Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.