Hiện nay tại các doanh nghiệp, đặt ra nhu cầu muốn tuyển dụng một số lao động vào đào tạo nghề để làm việc cho doanh nghiệp đó. Vậy câu hỏi đặt ra: Liệu rằng có phải đăng ký đào tạo nghề khi dạy nghề cho lao động hay không?
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về đào tạo nghề cho người lao động:
Căn cứ theo
Thứ nhất, đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau, đó là dạy nghề và học nghề. Dạy nghề là quá trình giáo viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp. Còn học nghề là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định.
Thứ hai, đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn, bao gồm: Đào tạo nghề mới, đào tạo nghề bổ sung, đào tạo lại nghề. Các hình thức đào tạo nghề gồm có: Hình thức kèm cặp trong sản xuất, hình thức mở các lớp nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hình thức đào tạo tại cơ cơ sở đào tạo nghề tập trung.
Nhìn chung, chính sách đào tạo nghề cho lao động có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển nguồn vốn con người, nguồn nhân lực trong tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đào tạo nghề là một trong những giải pháp đột phá của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, nhằm đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhanh đội ngũ lao động kỹ thuật trực tiếp, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. Việc đào tạo nghề cho lao động có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phẩn chuyển dịch lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là thực hiện giảm nghèo bền vững, từng bước giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Vì vậy đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao động nói riêng có một ý nghĩa rất lớn, là yêu cầu cần thiết và cấp bách, là chính sách hàng đầu trong phát triển kinh tế – xã hội của nước ta trong thời gian qua cũng như trong giai đoạn đến.
2. Có phải đăng ký đào tạo nghề khi dạy nghề cho lao động?
Căn cứ theo quy định tại Điều 61 của
– Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là khái niệm không còn xa lạ trong quan hệ lao động hiện nay, hoạt động này là việc người sử dụng lao động tuyển người lao động vào để tiến hành đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc nhằm nâng cao hiểu biết cho họ trong quá trình làm việc tại cơ quan và đơn vị của mình, thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ sẽ cần phải phù hợp với quy định của
– Người sử dụng lao động khi tuyển người lao động vào học nghề trong đơn vị của mình thì sẽ không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, không được thu học phí theo quy định của pháp luật, phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật giáo dục và nghề nghiệp;
– Đối với trường hợp người học nghề thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định, đó là người học nghề phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên và người học nghề phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, sức khỏe của họ phải phù hợp với yêu cầu học nghề. Người học nghề thuộc các danh mục ngành nghề được coi là nặng nhọc, các ngành nghề độc hại và nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại và nguy hiểm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành thì phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ các lĩnh vực nghệ thuật, thể thao và thể dục;
– Trong thời gian học nghề, nếu như người học nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả lương cho người học nghề đó, và mức lương sẽ do hai bên thỏa thuận;
– Hết thời hạn học nghề thì 02 bên cần phải tiến hành hoạt động ký kết
Như vậy theo như phân tích ở trên, đối với câu hỏi: Liệu rằng có phải đăng ký đào tạo nghề khi dạy nghề cho lao động hay không? Thì câu trả lời là không, pháp luật hiện nay quy định người sử dụng lao động được phép tuyển người vào học nghề và tập làm nghề nhằm mục đích đào tạo và hướng dẫn thực hành công việc theo vị trí việc làm nhất định để họ có thể làm việc cho đơn vị đó trong tương lai. Và khi tuyển người vào đào tạo này thì người sử dụng lao động cũng không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên người sử dụng lao động phải ký hợp đồng đào tạo nghề phù hợp với quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, và đặc biệt là không được tiến hành hoạt động thu học phí đối với người học nghề.
3. Quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động và người lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật lao động năm 2019 có ghi nhận cụ thể về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động và người lao động, cụ thể như sau:
Người sử dụng lao động và người lao động phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nhằm mục đích nâng cao trình độ và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp tại các cơ sở đào tạo trong nước hoặc nước ngoài phát sinh từ nguồn kinh phí của người sử dụng lao động, bao gồm cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động trong quá trình đào tạo nghề cho các chủ thể học nghề;
Nhìn chung thì hợp đồng đào tạo nghề sẽ phải được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý tương đương và mỗi bên giữ 01 bản. Hợp đồng đào tạo nghề sẽ phải bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
– Ngành nghề đào tạo phù hợp với quy định của pháp luật;
– Địa điểm và thời gian đào tạo nghề, tiền lương trong thời gian đào tạo nghề phù hợp với sự thỏa thuận của các bên;
– Thời gian cam kết phải làm được việc sau quá trình đào tạo nghề và chi phí đào tạo nghề, cam kết và trách nhiệm về việc hoàn trả chi phí đào tạo nghề cho các chủ thể;
– Trách nhiệm của người sử dụng lao động và trách nhiệm của người lao động.
Bên cạnh đó thì căn cứ theo quy định tại Điều 61 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định cụ thể về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi tuyển người vào đào tạo nghề trong các cơ sở của mình, cụ thể như sau:
– Người sử dụng lao động không phải tiến hành hoạt động đăng ký đào tạo nghề tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Người sử dụng lao động không được thu học phí của người học nghề dưới mọi hình thức;
– Người sử dụng lao động phải tiến hành hoạt động ký hợp đồng đào tạo nghề theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2019 hiện nay;
– Đồng thời thì trong thời gian đào tạo nghề, Nếu như người học nghề trực tiếp tham gia lao động thì người sử dụng lao động vẫn phải trả lương, mức lương sẽ phù hợp với sự thỏa thuận của các bên;
– Hết thời gian học nghề theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động cần phải tiến hành hoạt động ký
4. Quy định về chi phí đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động và người lao động:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về chi phí đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động và người lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019 có ghi nhận về chi phí đào tạo nghề giữa hai đối tượng là người sử dụng lao động và người lao động, cụ thể như sau:
– Chi phí đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động và người lao động bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau, đó là các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học;
– Trong trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo tại các cơ sở ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm thêm một vài chi phí hợp lý khác, ví dụ như chi phí đi lại và chi phí sinh hoạt của người lao động đó trong thời gian đào tạo nghề.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2019;
– Bộ luật Lao động năm 2019.