Hiện nay, pháp luật Việt Nam không cho phép việc cho người khác mượn tiền để thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn đang diễn ra khá phổ biến trên thực tế. Vậy có nên cho mượn tên để đăng ký giấy phép kinh doanh hay không?
Mục lục bài viết
1. Có nên cho mượn tên để đăng ký giấy phép kinh doanh không?
Hiện nay, xuất phát từ nhiều lý do, nhiều người đã cho mượn đêm để đăng ký giấy phép kinh doanh, bất chấp rủi ro và bất chấp quy định của pháp luật. Có rất nhiều tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư nhân theo quy định của pháp luật thì không phải ai cũng được tự do thành lập doanh nghiệp cho chính mình. Để thành lập được doanh nghiệp, để có thể thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành công, cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm điều kiện về chủ thể, điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh, điều kiện về đặt tên, điều kiện về góp vốn… Để có thể giải quyết được tình huống này một cách nhanh chóng và thuận lợi, nhiều tổ chức và cá nhân đã nhờ người khác đứng tên để thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh thay mặt cho họ khi họ không đáp ứng đầy đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp. Quá trình cho người khác mượn tên để đăng ký giấy phép kinh doanh tìm ẩn rất nhiều rủi ro và không đảm bảo tính chất pháp lý. Vì vậy lời khuyên đặt ra là không nên cho người khác mượn tên của mình để tiến hành hoạt động đăng ký giấy phép kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Pháp luật hiện nay đã liệt kê các tổ chức và cá nhân không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Văn bản hợp nhất
– Cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp, kinh doanh thu lợi nhuận riêng cho cơ quan và đơn vị mình;
– Các cán bộ, công chức và viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
– Các sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng làm việc trong các cơ quan và đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam, các sĩ quan và hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công dân công an công tác trong các cơ quan và đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam, ngoại trừ những đối tượng được xác định là người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
– Các cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước căn cứ theo quy định tại Điều 88 của Văn bản hợp nhất
– Những đối tượng được xác định là người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, các tổ chức không có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang bị tạm giữ hoặc tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành các biện pháp xử lý hành chính tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc, các cơ sở giáo dục bắt buộc, đang bị tòa án cấm đảm nhiệm các chức vụ hoặc cấm hành nghề, cấm công tác trong một công việc nhất định, các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản và phòng chống tham nhũng;
– Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ cần phải nộp phiếu lý lịch tư pháp cho các cơ quan đăng ký kinh doanh đó;
– Tổ chức được xác định là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của pháp luật hình sự.
Ngoài ra, các chủ thể sau đây sẽ không có quyền thực hiện hoạt động đăng ký thành lập một số loại hình doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
– Thành viên hợp doanh muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân, thành lập công ty hợp doanh khác;
– Chủ doanh nghiệp tư nhân muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân khác hoặc công ty hợp doanh, thành lập hộ kinh doanh;
– Các nhà đầu tư nước ngoài không đáp ứng đầy đủ điều kiện thành lập các tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Nhìn chung thì có thể nói, hoạt động cho người khác mượn tên để thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh tìm ẩn rất nhiều rủi ro. Có thể kể đến một số rủi ro của các tổ chức, cá nhân cho người khác mượn tên để đăng ký giấy phép kinh doanh như sau:
Thứ nhất, rủi ro phải chịu trách nhiệm về các khoản lỗ, khoản nợ thuế của công ty đó.
Thứ hai, rủi ro phải chịu trách nhiệm liên đới với các sai phạm phát sinh từ những giao dịch, hoạt động phi pháp của công ty.
Như vậy, lời khuyên đặt ra là không nên cho người khác mượn tên để đăng ký giấy phép kinh doanh, để tránh những rủi ro không đáng có.
2. Trách nhiệm pháp lý khi cho mượn tên để đăng ký giấy phép kinh doanh:
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà các chủ thể sẽ phải gánh chịu, do pháp luật quy định phải xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật của mình hoặc người mà mình bảo lãnh/giám hộ. Khác với các loại hình trách nhiệm khác, trách nhiệm pháp lý luôn luôn gắn liền với sự cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vụ gắn liền với việc áp dụng chế tài do pháp luật quy định sẵn. Khi cho người khác mượn tên để đăng ký giấy phép kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, các chủ thể có thể phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý như sau:
Thứ nhất, khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mối quan hệ giữa người đại diện pháp luật doanh nghiệp với các doanh nghiệp được coi là mối quan hệ mật thiết và gần bò với nhau. Doanh nghiệp sẽ thực hiện giao dịch thông qua người đại diện hợp pháp của mình. Hiện nay, trong quy định của pháp luật hình sự, không xem việc một người nhờ người khác đứng tên giúp làm người đại diện theo pháp luật là tội phạm. Những đối tượng cho người khác mượn tên để đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người thực hiện hoạt động kinh doanh trên thực tế có các hành vi xâm phạm đến khách thể mà pháp luật hình sự bảo vệ. Pháp nhân thương mại hoàn toàn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với các tội danh như: tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hóa và tiền tệ qua biên giới, tội sản xuất và buôn bán hàng cấm … Mặc dù pháp luật hình sự hiện nay chỉ quy định việc xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại, tuy nhiên việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự sẽ không loại trừ trách nhiệm hình sự của các cá nhân.
Do vậy, nếu có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên thực tế, người cho người khác mượn tên để đăng ký giấy phép kinh doanh cũng sẽ phải chịu rủi ro pháp lý, không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân đó. Trong khi đó, những người cho người khác mượn tên nếu không có bằng chứng, chứng cứ nào khác về mặt pháp lý, họ sẽ không thể chối bỏ được trách nhiệm hình sự của mình. Vì vậy cho nên, khi có rủi ro phát sinh thì những chủ thể này rất khó để có thể giải thích với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mặc dù họ chỉ là người đứng tên trên danh nghĩa và không trực tiếp đầu tư vào doanh nghiệp đó.
Thứ hai, khả năng bị khởi kiện dân sự tại tòa án. Bao gồm buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, bắt buộc bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm. Thường gặp nhất là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về kinh tế. Hình thức trách nhiệm dân sự sẽ được đặt ra khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế, thiệt hại đó có thể là thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần. Cá nhân cho người khác mượn tên để đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ là chủ thể đứng ra chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thứ ba, khả năng bị xử phạt vi phạm hành chính. Trách nhiệm hành chính được xem là loại trách nhiệm pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật hành chính. Trách nhiệm pháp lý hành chính có thể kể đến như khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cách chức hoặc buộc thôi việc.
3. Giải pháp hạn chế tình trạng cho mượn tên để đăng ký giấy phép kinh doanh:
Để có thể hạn chế tình trạng cho người khác mượn tên đăng ký giấy phép kinh doanh, cần phải thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:
– Nâng cao nhận thức về rủi ro và trách nhiệm pháp lý trong việc cho người khác mượn tên để thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, đẩy mạnh tuyên truyền và cung cấp thông tin khuyến cáo về hiện tượng này, giúp người dân nâng cao nhận thức và tránh gặp phải những rắc rối, trách nhiệm pháp lý không đáng có;
– Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người cho người khác mượn tên để đăng ký giấy phép kinh doanh;
– Bộ luật hình sự năm 2015 hiện nay không coi hành vi này là hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức bị coi là tội phạm, không có bất kỳ tội danh nào liên quan đến vấn đề này. Do đó nhiều người đã thờ ơ và chưa đủ sức răn đe. Đặc biệt là tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài do người Việt Nam đứng tên thành lập doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải bổ sung chế tài hình sự, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi này, cần phải được quy định thành một tội danh cụ thể trong bộ luật hình sự để đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa tội phạm;
– Đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư thuận lợi trong quá trình thành lập doanh nghiệp, hạn chế những vướng mắc về thủ tục hành chính;
– Về phía bản thân người được cho đứng tên cần phải chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật để xác minh rõ hoạt động này là đúng hay sai, có vi phạm pháp luật hay không, tư cách và quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình khi đứng tên giùm trong quá trình đăng ký giấy phép kinh doanh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp.