Có hợp đồng vay thì kiện đòi lại tiền như thế nào? Bên vay không chịu trả tiền vay khi đã hết thời hạn trong hợp đồng thì phải làm gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có cho một cô bạn vay tiền lấy lãi với giá 2% trên 1 tháng. Số tiền khá lớn khoảng 300 triệu. Tôi có giấy viết tay của người bạn này khi cho vay. Hiện nay, người này lấy lý do là các mối cho vay khác không trả tiền nên không có tiền lãi trả tôi, tiền gốc cũng không trả khi đã hết hạn cho vay. Theo tôi biết thì cô ta vẫn làm ăn bình thường nhưng cố ý lừa đảo để chiếm đoạt số tiền của tôi. Hiện nay, nhà vợ chồng cô ta đang ở sổ đỏ đứng tên bố mẹ chồng. Cô ta hoàn toàn không có tài sản gì. Vậy tôi có thể kiện cô ta được không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Ở đây, việc bạn cho người kia vay số tiền 300 triệu được coi là một giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 121 “Bộ luật dân sự 2015”:
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Và cụ thể giấy viết tay ghi nợ này được coi là một hợp đồng cho vay tài sản. Theo quy định tại Điều 471 “Bộ luật dân sự 2015” thì:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Hợp đồng này có hiệu lực pháp luật khi nội dung và hình thức của hợp đồng không trái với các quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 401 “Bộ luật dân sự 2015” có quy định về hình thức của hợp đồng dân sự như sau:
“1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Trong trường hợp này, hợp đồng vay tài sản không yêu cầu phải công chứng, chứng thực vì thế Hợp đồng cho vay tài sản (Giấy viết tay) giữa bạn và người kia có hiệu lực pháp luật.
Khi hợp đồng có hiệu lực thì các bên trong hợp đồng phải có nghĩa vụ thực hiện nội dung của hợp đồng. Theo quy định tại Điều 474 “Bộ luật dân sự 2015” thì:
“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”
>>> Luật sư
Như vậy, khi đến thời hạn trả tiền vay thì bên vay phải có nghĩa vụ trả tiền vay cũng như tiền lãi cho bên bạn. Việc bên vay không thanh toán đúng theo thời hạn như trong hợp đồng cho vay được xem là hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Trong trường hợp này bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện bên vay ra
“Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”