Có hình xăm trên người có đi nghĩa vụ quân sự được không? Tiêu chuẩn tuyển quân đi nghĩa vụ quân sự.
Có hình xăm trên người có đi nghĩa vụ quân sự được không? Tiêu chuẩn tuyển quân đi nghĩa vụ quân sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi thắc mắc về tiêu chí tuyển quân của luật nghĩa vụ quân sự: Điều 4 Thông tư 167/2010/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm. "Tiêu chuẩn tuyển quân: Căn cứ theo quy định trên của pháp luật hiện hành, những đối tượng có hình xăm bằng kim có hình mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống); chân (1/3 từ dưới đùi trở xuống) thì không gọi nhập ngũ vào Quân đội."
Cho tôi xin hỏi:
1. Hình xăm như thế nào được cho là kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm?
2. Ở trường hợp của tôi: có hình xăm con rồng nằm ở vị trí dưới đầu gối 5cm đến mắt cá chân (cách mắc cá chân 5cm diện tích lớn hơn 20cm) liệu tôi có đủ tiêu chí để tuyển quân không? Rất mong được sự giải đáp của luật sư. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 167/2010/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn tuyển quân nhập ngũ quân đội như sau:
"1. Tuổi đời:
Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Gọi từ lứa tuổi thấp đến lứa tuổi cao.
2. Tiêu chuẩn chính trị, đạo đức:
a) Thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Quốc phòng – Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị, nguyên tắc, thủ tục tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.
b) Những cơ quan, đơn vị trọng yếu, tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về nguyên tắc tuyển chọn, điều động người vào làm việc ở cơ quan; đơn vị trọng yếu, cơ mật.
c) Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lữ đoàn 144, Đoàn Nghi lễ Quân đội thuộc Bộ Tổng Tham mưu thực hiện tuyển chọn tiêu chuẩn riêng theo quyết định của Bộ Quốc phòng.
d) Những công dân xăm da (bằng kim) có hình mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống); chân (1/3 từ dưới đùi trở xuống), không gọi nhập ngũ vào Quân đội.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ, các tiêu chuẩn khác về sức khỏe thực hiện theo tiêu chuẩn chung.
c) Những công dân mắt tật khúc xạ về mắt (cận thị, viễn thị), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, không gọi nhập ngũ vào Quân đội.”
Theo quy định trên, một trong những tiêu chuẩn trong việc tuyển chọn công dân nhập ngũ là không tuyển chọn những công dân xăm da bằng kim, có hình ảnh mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay từ 1/3 cánh tay trở xuống, chân từ 1/3 đùi trở xuống. Những hình xăm kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm là những hình ảnh rùng rợn, bí hiểm, máu me, chết chóc hoặc hình ảnh lạ lùng, quái lạ, hoặc hình xăm có tác động tinh thần mạnh mẽ, chống đối nhà nước,…
Tuy nhiên, hiện nay, Thông tư số 167/2010/TT-BQP đã hết hiệu lực kể từ ngày 30/1/2016, văn bản mới thay thế đang có hiệu lực điều chỉnh vấn đề tuyển chọn công dân nhập ngũ là Thông tư số 140/2015/TT-BQP có hiệu lực từ 30/1/2016; Thông tư số 140/2015/TT-BQP không quy định về tiêu chí "không tuyển chọn công dân có hình xăm để nhập ngũ."