Có giấy chuyển viện có phải chịu tiền xe cấp cứu không? Có giấy chuyển viện nhưng vẫn phải chịu tiền xe cấp cứu và tiền thuốc.
Có giấy chuyển viện có phải chịu tiền xe cấp cứu không? Có giấy chuyển viện nhưng vẫn phải chịu tiền xe cấp cứu và tiền thuốc.
Tóm tắt câu hỏi:
Bác sỹ cho hỏi con nhà em sinh non 7 tháng và sinh được 1 tháng thì bác sỹ chuyển ra bệnh viện nhi trung ương hà nội để khám mắt và có giấy chuyển viện và các giấy tờ liên quan khác tại sao cháu vẫn phải chịu tiền xe cấp cứu chuyển đi và nếu trường hợp xấu phải tiêm thuốc và chịu cả tiền thuốc. Em hỏi các bác sỹ sao cháu phải chịu tiền xe và tiền thuốc. Thì các bác sỹ trả lời là: Cháu không điều trị ở nhi trung ương nên phải chịu tiền thuốc. Thuốc đó không thuộc trong danh mục bảo hiểm. Cho em hỏi sao bé có đầy đủ giấy chuyển viện và các giấy tờ khác sao bé vẫn phải chịu tiền xe và tiền thuốc?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Bảo hiểm y tế năm 2008;
– Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014;
– Thông tư 40/2014/TT-BYT.
2. Luật sư tư vấn:
Về tiền xe cấp cứu:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21
– Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
– Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của
Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Điểm e khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng bao gồm:
e) Trẻ em dưới 6 tuổi;
Theo đó, trường hợp con của bạn dưới 6 tuổi, thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Do đó, nếu con bạn thuộc trường hợp vận chuyển từ tuyến huyện lên bệnh viện nhi Trung ương để cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật thì mới được quỹ bảo hiểm y tế chi trả về vấn đề đi lại trong quá trình điều trị chuyển tuyến.
Về tiền thuốc điều trị:
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư
1. Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí thuốc theo số lượng thực tế sử dụng cho người bệnh và giá mua vào của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về đấu thầu mua thuốc, phù hợp với phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm y tế qua tổng đài: 1900.6568
2. Quỹ bảo hiểm y tế không thanh toán đối với các trường hợp:
a) Chi phí các thuốc đã được kết cấu vào giá của dịch vụ kỹ thuật, giá ngày giường điều trị (ví dụ: các thuốc gây tê, gây mê, dịch truyền sử dụng trong phẫu thuật, thủ thuật hay thuốc cản quang dùng trong chẩn đoán hình ảnh, các thuốc tẩy trùng và sát khuẩn) hoặc giá thu trọn gói theo ca bệnh theo quy định hiện hành;
b) Phần chi phí của các thuốc có trong danh mục đã được ngân sách nhà nước chi trả;
c) Thuốc có trong danh mục sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học;
d) Các thuốc, lô thuốc đã có quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Sử dụng thuốc không phù hợp với chỉ định đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt.
Do đó nếu con của bạn sử dụng những loại thuốc không nằm trong danh mục thuốc được chi trả chi phí của bảo hiểm xã hội thì không được quỹ bảo hiểm y tế chi trả mà bạn phải tự chi trả tiền thuốc đối với những loại thuốc đó.