Quy định về người già, người cao tuổi. Có giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với người già, cao tuổi không? Chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân đối với người cao tuổi.
Mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, vì lý do đó khi người già, người cao tuổi vi phạm pháp luật vẫn có chế tài xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn có tính nhân đạo, nhân văn, trong đó cũng quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi người già, người cao tuổi phạm tội:
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quy định về người già, người cao tuổi:
Theo quy định của
Người già, người cao tuổi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 3
– Người cao tuổi có các quyền sau đây:
+ Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ
+ Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn
+ Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
+ Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi
+ Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi
+ Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp
+ Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác
+ Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật
– Người cao tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
+ Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước
+ Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
2. Có giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với người già, cao tuổi không?
Về các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51
– Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
+ Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm
+ Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả
+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
+ Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra
+ Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra
+ Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn
+ Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng
+ Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức
+ Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra
+ Phạm tội do lạc hậu
+ Người phạm tội là phụ nữ có thai
+ Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên
+ Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng
+ Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
+ Người phạm tội tự thú
+ Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải
+ Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án
+ Người phạm tội đã lập công chuộc tội
+ Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác
+ Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ
– Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án
– Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt
Như vậy, trong đó có tình tiết người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, căn cứ thêm tại Điều 64 Bộ luật hình sự 2015 quy định về việc chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt: Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Tòa án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định
– Trong trường hợp tha tù trước thời hạn được xem xét điều kiện:
Khoản 1 Điều 66 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 quy định về điều kiện tha tù trước thời hạn như sau:
+ Phạm tội lần đầu
+ Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt
+ Có nơi cư trú rõ ràng
+ Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí
+ Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn
Lưu ý: Trường hợp người lao động người đủ 70 tuổi trở lên thì phải chấp hành được ít nhất là một phần ba mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 12 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn
+ Không thuộc một trong các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 Điều 66 Bộ luật hình sự
– Đối với người cao tuổi (cụ thể là đủ 75 tuổi trở lên) sẽ không áp dụng hình phạt tử hình:
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 40 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
Và sẽ không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp theo luật quy định, bao gồm:
+ Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
+ Người đủ 75 tuổi trở lên
+ Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn
Do vậy, căn cứ theo quy định trên, với người cao tuổi (từ đủ 75 tuổi trở lên) sẽ không áp dụng hình phạt tử hình, và nếu bị kết án thì cũng sẽ không thi hành án tử hình.
3. Chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi:
Nhà nước có những chính sách ưu đãi đối với người cao tuổi, cụ thể là:
– Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi
– Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
– Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội
– Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi
– Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
– Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi
– Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi
4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân đối với người cao tuổi:
– Cơ quan tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi
– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao trách nhiệm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người cao tuổi
– Gia đình người cao tuổi có trách nhiệm chủ yếu trong việc phụng dưỡng người cao tuổi
– Cá nhân có trách nhiệm kính trọng và giúp đỡ người cao tuổi.