Từ bao đời nay, việc thực hiện chôn cất trên phần đất của gia đình vẫn đang được diễn ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn còn nhiều ngôi mồ mả đang được nằm trên đất của người khác. Vậy gia chủ có được yêu cầu di dời mồ mả trên đất của mình không?
Mục lục bài viết
1. Quy định về chôn cất mồ mả tại Việt Nam:
Hiện nay, theo quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về việc quy định về bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng như sau:
– Đối với khu mai táng, hỏa táng phải phù hợp với quy hoạch; có vị trí khoảng cách đáp ứng yêu cầu về cảnh quan khu dân cư, vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
Chính phủ quy định về việc bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng, hỏa táng phải phù hợp đến đặc điểm phong tục, tín ngưỡng, , tập quán, tôn giáo.
– Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.
– Cá nhân, tổ chức hoạt động dịch vụ mai táng, hỏa táng phải chấp hành về quy định của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
– Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, mai táng phải hợp vệ sinh, thực hiện trong khu nghĩa trang theo quy hoạch; xóa bỏ những hủ tục trong mai táng, hỏa táng có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường.
– Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm quy định việc mai táng, hỏa táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm.
2. Có được yêu cầu di dời mồ mả trên đất của mình?
Em chào Luật Dương Gia
Em có 1 mảnh đất sử dụng hơn 15 năm rồi, đất đã được cấp sổ đỏ. Trên đất có trước 3 ngôi mộ. Hiện đã có 2 ngôi mộ được di dời ra khỏi đất nhà, tuy nhiên còn 1 cái thì không chịu di dời. Nhà tôi có thông báo để yêu cầu và đồng thời hỗ trợ họ di dời đi nhưng họ không đồng ý, rồi còn có định định xây to hơn. Vậy trường hợp này cho tôi hỏi nhà tôi có quyền yêu cầu không, nếu họ không di dời thì phải làm thế nào?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Dựa vào quy định hiện nay, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ tại Điều 12
– Trường hợp nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ phải di chuyển khi:
+ Việc xây dựng nghĩa trang gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng mà không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng, không còn phù hợp với việc thực hiện quy hoạch xây dựng, quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Phục vụ những dự án phát triển đô thị, công nghiệp và những công trình công cộng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Mộ vô chủ hoặc trường hợp không còn thân nhân chăm sóc.
– Khi di chuyển phần mộ riêng lẽ phải thực hiện nhiệm vụ phải thực hiện khi di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ:
+ Thực hiện thông báo về việc di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ;
+ Tiến hành công tác di chuyển vào các nghĩa trang đã được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;
+ Trong quá trình di chuyển phải bảo đảm được các yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện các chính sách về đền bù, giải tỏa theo quy định của pháp luật.
– Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện việc cải tạo, đóng cửa, di chuyển các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
– Tùy vào từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo đó Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, hòa giải giải quyết bước đầu với yêu cầu di dời phần mộ trên đất của công dân.
– Kinh phí trong việc thực hiện di dời, di chuyển các nghĩa trang, phần mộ riêng lẻ nằm trong khu đất giải tỏa phải di chuyển để thực hiện các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng thì kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ về di chuyển mồ mả thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và xây dựng.
– Còn đối với trường hợp phần mộ nằm trên đất cá nhân thì chủ sở hữu có trách nhiệm thanh toán các chi phí đưa phần mộ vào nghĩa trang do địa phương quản lý để mai táng.
Như vậy , từ những phân tích theo quy định của Pháp luật hiện hành ta biết được chủ đất được quyền yêu cầu con cháu của chủ ngôi mộ di dời mồ mả trên đất của mình.
3. Có được tự ý di dời mộ của người khác hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt như sau:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người nào thực hiện đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì.
– Đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh, an toàn xã hội;
+ Chiếm đoạt hoặc hủy hoại đối với vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
+ Thực hiện phạm tội vì động cơ đê hèn;
+ Chiếm đoạt những bộ phận của thi thể, hài cốt.
Như vậy từ quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì bạn không được tự ý di dời mộ của người khác khi chưa được sự cho phép của con cháu họ.
4. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả:
Theo quy định hiện nay thì không được tự ý di dời mộ của người khác khi không được sự cho phép. Đối với trường hợp tự ý di dời mồ mả thì phải bồi thường đối với hành vi của mình cụ thể tại quy định Điều 607 Bộ luật Dân sự 2015 về việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
– Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Thiệt hại do xâm phạm mồ mả bao gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 607 Bộ luật Dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của họ theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; Trường hợp không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
5. Tranh chấp về mồ mả thẩm quyền giải quyết?
Cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có mồ mả được quy định tại Điều 203
– Tranh chấp đất đai với đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
– Tranh chấp đất đai với đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai;
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
– Trường hợp đương sự chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp thực hiện như sau:
+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không chấp nhận với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không chấp nhận với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều 203 phải đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp. Các bên tranh chấp phải nghiêm chỉnh chấp hành khi quyết định giải quyết có hiệu lực. Trong trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015;
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật Đất đai 2013;
– Luật Bảo vệ môi trường 2020
– Nghị định 23/2016/NĐ-CP quy định về việc di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ