Đi nghĩa vụ là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam. Bên cạnh trách nhiệm, nghĩa vụ thì công dân đi nghĩa vụ cũng sẽ được hưởng các quyền lợi, chính sách. Vậy người đi nghĩa vụ có được xin nghỉ phép ăn Tết khi đi nghĩa vụ quân sự không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Quy định về chế độ nghỉ phép khi đi nghĩa vụ quân sự:
Căn cứ theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 50
Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ sẽ được nghỉ phép theo chế độ từ tháng thứ mười ba trở đi.
Với những trường hợp cần nghỉ đột xuất sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Đồng thời, theo quy định tại hướng dẫn tại Điều 3
– Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ được nghỉ phép hàng năm từ tháng thứ mười ba trở đi.
Theo đó, thời gian được nghỉ sẽ là 10 ngày, không kể ngày đi và ngày về. Với tiền tàu, xe, tiền phụ cấp sẽ được thanh toán theo đúng quy định.
– Đối với trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội sẽ có thời gian học từ một năm trở lên nếu như có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì khoảng thời gian này sẽ được coi là khoảng thời gian nghỉ phép. Đồng thời, cũng sẽ được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
– Với những đối tượng không thể giải quyết cho nghỉ phép vì lý do đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc tại những nơi có điều kiện đi lại khó khăn thì khi đó sẽ được thanh toán bằng tiền.
Mức tiền thanh toán này được tính như sau: một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.
– Với trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ vẫn được áp dụng nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành nếu như nằm trong các trường hợp sau:
+ Gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng.
+ Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích.
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.
Khi đó, thời gian nghỉ phép đặc biệt này sẽ không quá 05 ngày (không cả ngày đi và ngày về). Kèm theo đó, sẽ được thanh toán đầy đủ tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
2. Có được xin nghỉ phép ăn Tết khi đi nghĩa vụ quân sự không?
Như vậy, theo quy định trên tại mục 1 thì cá nhân tham gia nghĩa vụ quân sự, nếu đã đủ 13 tháng phục vụ tại ngũ thì có thể dùng ngày phép đó để xin về quê ăn Tết. Còn đối với trường hợp tham gia nghĩa vụ quân sự nếu không đủ 13 tháng thì sẽ không được nghỉ phép theo chế độ.
3. Quyền lợi khác của công dân khi đi nghĩa vụ quân sự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 50
– Được cung cấp kịp thời cũng như đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang thuốc phòng bệnh, chữa bệnh.
– Được đảm bảo chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội.
– Được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết.
– Có quyền được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật.
– Khi gia đình được giao hoặc được điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác thì sẽ được tính nhân khẩu trong gia đình.
– Được phép tính khoảng thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác.
– Được hưởng ưu đãi về bưu phí.
– Nếu như có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
– Được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật nếu trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ.
– Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của
– Trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật thì sẽ được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội.
– Trong tuyển sinh quân sự sẽ được ưu tiên.
– Ngoài ra thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ cũng sẽ được hưởng các chế độ sau:
+ Được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm: áp dụng đối với bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ.
+ Được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí đối với đối tượng là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
+ Gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật nếu như hạ sĩ quan, binh sĩ hy sinh hoặc từ trần trong khi làm nhiệm vụ.
– Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ sẽ được hưởng các chế độ sau:
+ Được hỗ trợ tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ.
+ Được quyền bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường nếu trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học.
+ Được trợ cấp tạo việc làm.
+ Khi xuất ngũ sẽ được cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
Nếu như cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp.
+ Khi xuất ngũ thì tổ chức kinh tế trước đây làm việc sẽ phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ.
Nếu như tổ chức kinh tế trước đó làm việc đã chấm dứt hoạt động hoặc giải thể hoặc phá sản thì khi đó giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó đúng quy định của pháp luật.
+ Được giải quyết quyền lợi về các chế độ quyền lợi về bảo hiểm xã hội trên cơ sở quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội.
+ Với những hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ sẽ được ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức khi về địa phương.
+ Trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
– Hưởng chế độ phụ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ và chế độ phụ cấp khuyến khích:
Theo quy định tại Điều 4
Công thức tính như sau:
Phụ cấp được hưởng từ tháng thứ 25 trở đi = Phụ cấp quân hàm hiện hưởng + Phụ cấp kéo dài thời gian phục vụ.
Trong đó:
Phụ cấp kéo dài thời gian phục vụ = Phụ cấp quân hàm hiện hưởng x 250%.
Lưu ý: Khoản phụ cấp này sẽ không áp dụng đối với:
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ đang chờ chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng hay các đối tượng chờ đi học, dự thi tuyển sinh.
+ Đối tượng đang học ở các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội và các trường hợp khác.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: