Hiện nay nhiều ngôi mộ, mồ mả được xây dựng không theo quy hoạch, xuất hiện ở khắp các cánh đồng, khu vườn. Thậm chí một số nơi mồ mả còn được xây dựng tại đất ở khu dân cư với mục đích người chết vẫn được ở bên người thân của mình. Vậy việc xây dựng mồ mả trong đất ruộng vườn, đất ở khu dân cư thì có vi phạm pháp luật không?
Mục lục bài viết
1. Có được xây mồ mả trong đất ruộng vườn, đất ở khu dân cư?
1.1. Có được xây dựng mồ mả trong khu đất ruộng vườn không?
Đất ruộng vườn có được xây dựng mồ mả hay không còn phụ thuộc vào quy hoạch của từng địa phương. Một số địa phương đã có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ruộng vườn thành khu nghĩa trang, hoả táng. Do đó, nếu được quy hoạch thành khu mai táng thì người dân hoàn toàn có thể xây dựng mồ mả ở phần đất này. Kế hoạch quy hoạch này tuỳ thuộc vào quyết định của mỗi địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số trường hợp người dân xây dựng mồ mả của ông bà, người thân của mình trong khuôn viên đất vườn của gia đình để người chết vẫn được ở bên gia đình ngay cả khi chết đi. Tuy nhiên đây lại là hành vi vi phạm pháp luật do sử dụng đất sai mục đích sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Đất đai năm 2013. Theo quy định này thì cá nhân, tổ chức không được sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích. Bên cạnh đó, việc xây dựng mồ mả trong đất ruộng vườn trong khuôn viên gia đình vẫn ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư, gây ô nhiễm môi trường và đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư.
1.2. Có được xây dựng mồ mả tại đất ở khu dân cư không?
Việc xây dựng mồ mả phải đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường hiện hành. Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì việc xây dựng mồ mả trong mai táng, hoả táng phải đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trường như sau:
– Khu mai táng hoặc hoả táng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương. Cụ thể phải có vị trí và khoảng cách xây dựng đáp ứng đủ yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư và phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh và nguồn nước;
– Việc bảo quản thi thể, di chuyển thi thể, chốt cất thi thể và hài cốt phải đảm bảo hợp vệ sinh môi trường;
– Cá nhân hay tổ chức hoạt động dịch vụ mi tái, hoả táng phải bảo đảm hợp vệ sinh, xoá bỏ các hủ tục trong mai táng và hoả táng làm ảnh hưởng đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường;
– Đối với những người chết do dịch bệnh nguy hiểm thì việc mai táng, hoả táng phải thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế để bảo đảm không làm ảnh hưởng, không lây lan dịch bệnh đến những người xung quanh.
Theo đó, việc xây dựng mồ mả tại đất ở khu dân cư là hành vi vi phạm pháp luật do thực hiện việc mang táng người chết không đáp ứng về vị trí và khoảng cách yêu cầu, làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu dân cư. Hơn nữa việc xây dựng mồ mả nằm trong khu dân cư còn gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt trong khu dân cư, dần dần sẽ ảnh hưởng đến tất cả sinh hoạt trong khu dân cư. Tuy nhiên pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về mức xử lý vi phạm đối với hành vi xây dựng mồ mả trong khu dân cư nhưng cần phải báo cáo lên chính quyền địa phương để hỗ trợ và di dời mồ mả. Nếu việc xây dựng mồ mả trong đất ở khu dân cư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường thì bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường.
2. Quy định của pháp luật hiện hành về xây dựng mồ mả hợp pháp:
2.1. Quy định về diện tích đất tối đa được dùng cho mỗi phần mộ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4
– Đối với phần mộ hung táng và chôn cất một lần thì diện tích sử dụng đất tối đa cho mỗi phần mộ là không quá 05 m2;
– Đối với phần mộ cát táng thì diện tích sử dụng đất tối đa cho mỗi phần mộ là không quá 03 m2.
Để xác định được diện tích tối đa cho mỗi phần mộ là bao nhiêu thì người thực hiện chôn cất phải xác định được hung táng, chôn cất một lần và cát táng là gì? Căn cứ theo quy định tại các khoản 6, khoản 7 và khoản 9 Điều 2 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP thì các khái niệm trên được hiểu như sau:
Chôn cất một lần được hiểu là hình thức lưu giữ thi hài, hài cốt hoặc tro cốt của người đã chết ở một địa điểm dưới mặt đất và chỉ thực hiện một lần, lưu trữ vĩnh viễn;
Hung táng được hiểu là hình thức lưu giữ thi hài, tro cốt hoặc hài cốt của người đã chết trong một thời gian nhất định và sau đó sẽ cải táng ( hình thức này dân gian thường gọi là sang mộ);
Cát táng được hiểu là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng hoặc lưu lại tro cốt của người chết sau khi hoả táng.
2.2. Một số nguyên tắc được áp dụng đối với hoạt động xây dựng, sử dụng nghĩa trang, cơ sở hoả táng:
Việc xây dựng mồ mả phải được thực hiện theo nguyên tắc hoạt động và sử dụng nghĩa trang. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP thì việc xây dựng mồ mả phải đáp ứng quy tắc chung trong quản lý, hoạt động và sử dụng nghĩa trang. Cụ thể các quy tắc được quy định như sau:
– Việc xây dựng mồ mả nên được xây dựng tại nghĩa trang được quy hoạch, đầu tư xây dựng tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành về quy hoạch, xây dựng và bảo vệ môi trường;
– Nhà nước khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phục vụ cho nhiều địa phương, sử dụng hình thức táng mới (hoả táng) văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm tối đa đất, kinh phí xây dựng và đảm bảo yêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh;
– Việc quản lý đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ theo pháp luật về đất đai, tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh và phù hợp với vệ sinh môi trường xung quanh;
– Việc chôn cất được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Việc chôn cất phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại. Xoá bỏ những thủ tục mai táng lạc hậu, gây ảnh hưởng đến môi trường;
– Vệ sinh trong mai táng, hỏa táng và vệ sinh trong xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thực hiện theo quy định của Bộ Y tế để bảo đảm an toàn không lây lan đối với những người chết do dịch bệnh;
– Chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng có trách nhiệm quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định số 23/2016/NĐ-CP và các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan;
– Các đối tượng bảo trợ xã hội khi chết được hỗ trợ mai táng phí theo quy định của pháp luật hiện hành;
– Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan;
– Cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa trang theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; kiến nghị hoặc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn theo thẩm quyền.
3. Có được di dời mồ mả của người khác khi xây dựng trái phép không?
Hiện nay, nhiều người xây dựng mồ mả trái phép như đã phân tích tại mục 1. Vì vậy mà nhiều người dân xung quanh bức xúc và khó chịu, nhiều lần yêu cầu người xây dựng mồ mả di dời mồ mả nhưng vẫn không đáp ứng yêu cầu nên đã xảy ra nhiều hành vi xâm phạm mồ mả. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 139
Do đó, mọi hành vi tự ý di dời mồ mả của người khác mà không có sự đồng ý của người thân thích của người chết hoặc không có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì đều là hành vi vi phạm pháp luật. Tuỳ vào mức độ thiệt hại của hành vi thì người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm mồ mả.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
– Nghị định số 23/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/4/2016 về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hoả táng.