Có được xây dựng đường quốc lộ đi qua trường học và khu dân cư. Xây dựng đường quốc lộ cần đảm bảo các điều kiện gì.
Có được xây dựng đường quốc lộ đi qua trường học và khu dân cư. Xây dựng đường quốc lộ cần đảm bảo các điều kiện gì.
Tóm tắt câu hỏi:
Quê tôi ở xóm 15 xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An. Xin hỏi luật sư một việc như sau: Tại xã Thượng Sơn chúng tôi cụ thể là xóm 15 có 3 trường học ở gần nhau đó là Trường mầm non, Trường THPT và trường tiểu học. Nằm tại vị trí trung tâm ở giữa làng thế nhưng hôm qua tôi thấy có người làm bên ngành giao thông đường bộ đến cắm cột mốc km để quy hoạch Quốc lộ số 7b. Tôi muốn hỏi luật sư theo quy định của luật giao thông đường bộ thì đường Quốc lộ có được xây dựng đi qua trường học và giữa khu dân cư đông người hay không? Tại sao có đất để làm đường tránh xa trường học và khu dân cư thì họ lại không làm mà lại xây dựng đường Quốc lộ đi qua khu dân cư đông người và 3 trường học như vậy có được không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật giao thông đường bộ năm 2008;
– Nghị định 11/2010/NĐ-CP.
2. Luật sư tư vấn:
Luật giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản khác trong hệ thống pháp luật không quy định về việc không cho phép xây dựng đường quốc lộ đi qua khu dân cư và trường học. Việc xây dựng đường quốc lộ qua khu dân cư tuy trước mắt có thể gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân nơi bạn đang sống, tuy nhiên, việc xây dựng này có thể đã nằm trong quy hoạch của nhà nước cũng như địa phương bạn nhằm kết nối hệ thống đường bộ và tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của địa phương.
Tuy nhiên, việc xây đường quốc lộ phải đảm bảo một số điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:
Căn cứ Điều 14
"- Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên như sau:
+ 03 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, đường cấp II;
+ 02 mét đối với đường cấp III;
+ 01 mét đối với đường từ cấp IV trở xuống.
– Giới hạn hành lang an toàn đường bộ: Hành lang an toàn đường bộ ngoài đô thị căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn của đường có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra hai bên là:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật giao thông đường bộ qua tổng đài: 1900.6568
+ 47 mét đối với đường cao tốc;
+ 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;
+ 13 mét đối với đường cấp III;
+ 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;
+ 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V."
Khoảng cách hành lang an toàn của mỗi tuyến đường phụ thuộc vào qui hoạch của tuyến đường đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do bạn không nói rõ đường cao tốc này là đường cấp mấy nên dựa vào quy định trên mà xác định.
Ngoài ra, khoản 3 Điều 44 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: Khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại – dịch vụ và công trình khác phải có hệ thống đường gom được xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ; bảo đảm khoảng cách với quốc lộ theo quy định của Chính phủ. Như vậy, ngoài Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, hành lang an toàn còn có hệ thống đường gom qua khu dân cư này. Đường quốc lộ xác định phải có lề đường, có hệ thống cấp, thoát nước và có khoảng cách tới nền nhà dân hợp lý.
Bên cạnh đó, đối với quyền lợi của người dân hai bên đường, Điều 43 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
– Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.
– Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.