Nhận bảo hiểm thất nghiệp là quyền lợi chính đáng của người lao động khi đảm bảo điều kiện đã được pháp luật liên quan quy định. Vậy có được ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp không?
Mục lục bài viết
1. Có được ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp không?
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ được xây dựng nên vì mục đích bảo vệ người lao động, có thể thấy trước được những khó khăn mà người lao động có thể bị mất thu nhập trong hoàn cảnh nhất định nên quy định này được ban hành nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Theo Điều 42 Luật Việc làm 2013, chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
– Khoản tiền được Trung tâm dịch vụ việc làm trợ cấp thất nghiệp;
– Tiến hành những hoạt động để hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
– Đồng thời còn hỗ trợ Học nghề;
– Hoặc có thể hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Cá nhân để có thể được nhận những chế độ bảo hiểm thì cần đảm bảo điều kiện, tuân thủ hồ sơ thủ tục thì mới đảm bảo được quyền lợi của mình. Pháp luật về bảo hiểm xã hội có ghi nhận việc người lao động được ủy quyền thực hiện các hoạt động liên quan đến hưởng chế độ này. Căn cứ theo Điều 29
– Người lao động có quyền được nhận sổ bảo hiểm xã hội, trong sổ này phải có xác nhận đầy đủ về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
– Có quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 42 mà Luật Việc làm đã ghi nhận;
– Vì một số lý do mà người lao động không thể tự mình thực hiện việc nộp hồ sơ hưởng chế độ thì được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17, đồng thời cũng có thể ủy quyền nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định này;
– Có quyền được kiểm soát và biết về các thông tin liên quan đến đóng bảo hiểm xã hội nên việc yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp là hoàn toàn chính đáng; yêu cầu trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp;
– Nếu có những quyết định, hành vi hành chính chứa nội dung ảnh hưởng quyền lợi của mình thì có thể khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Ngoài ra, còn ghi nhận các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 18,
Tuy nhiên, để tạo thuận lợi tối đa cho người lao động hưởng các quyền lợi của mình, trong 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng BHTN, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận BHTN nếu xuất hiện các trường hợp được ủy quyền hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
– Cá nhân được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp bị ôm đau, thai sản, để chứng minh được sự kiện này thì cần có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
– Trường hợp cá nhân bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
– Có xảy ra những sự kiện bất khả kháng như: Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Như vậy, người lao động được phép ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong một số trường hợp nhất định, người lao động được phép ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp; thậm chí khi thuộc các trường hợp nêu ở trên người lao động được ủy quyền cho người khác nhận bảo hiểm thất nghiệp.
2. Hồ sơ, thủ tục ủy quyền nhận thay bảo hiểm thất nghiệp:
2.1. Hồ sơ ủy quyền nhận thay bảo hiểm thất nghiệp:
Cá nhân để có thể ủy quyền nhận thay bảo hiểm thất nghiệp thì cần chuẩn bị giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB) hoặc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN
I. Người ủy quyền:
Họ và tên: ……, sinh ngày ……. /…… /…….
Mã số BHX:…….
Loại chế độ được hưởng: ……..
Số điện thoại liên hệ:……..
Số CMND/số căn cước công dân/số hộ chiếu/: …… do…… cấp ngày …/……./……
Nơi cư trú (1): …….
II. Người được ủy quyền:
Họ và tên: ……., sinh ngày ……. /……. /…….
Số CMND/số căn cước công dân /hộ chiếu/:……. do…….. cấp ngày …/……./……
Nơi cư trú (1): ……..
Số điện thoại:……..
III. Nội dung ủy quyền(2):……
IV: Thời hạn ủy quyền: (3)…….
Chúng tôi cam kết chấp hành đúng nội dung ủy quyền như đã nêu ở trên.
Trong trường hợp người ủy quyền (người hưởng chế độ) xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc bị chết hoặc có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng quy định của pháp luật thì Tôi là người được ủy quyền cam kết sẽ thông báo kịp thời cho đại diện chi trả hoặc BHXH cấp huyện. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả lại tiền nếu không thực hiện đúng cam kết./.
….., ngày … tháng … năm …. Chứng thực chữ ký (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | ……, ngày … tháng … năm …. Người ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên)
| ……, ngày …. tháng …. năm ….. Người được ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên)
|
Hướng dẫn làm giấy ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp:
Dựa trên những nội dung được ghi nhận trong mẫu ủy quyền nêu trên thì cá nhân có thể điền các thông tin gợi ý, Để có thể hỗ trợ bạn đọc điền chính xác và nhanh chóng thì trong bài viết này Luật Dương gia hướng dẫn chi tiết về cách điền thông tin như sau:
– Nội dung tại (1) sẽ được sử dụng để ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú của người ủy quyền và người được ủy quyền. Các thông tin gồm:
+ Thể hiện rõ số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố nếu có;
+ Đồng thời cũng ghi nhận thông tin tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh (thành phố);
Đối với trường hợp người ủy quyền đang chấp hành hình phạt tù thì thông tin về tên trại giam, huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh(thành phố) cũng cần được thể hiện;
– Tại phần đánh dấu (2) ghi rõ nội dung ủy quyền: Bạn đọc thể hiện rõ việc ủy quyền nhận trợ cấp BHTN, phạm vi để ủy quyền cho cá nhân cần được ghi nhận một cách rõ ràng, có thể là từ giai đoạn nộp hồ sơ, nhận quyết định hưởng chế độ và thậm chí là nhận thay tiền bảo hiểm;
– Với những nội dung được đánh dấu là (3) sẽ được dùng để ghi thời hạn ủy quyền: Thời hạn ủy quyền sẽ được các bên tự thỏa thuận và nội dung sẽ phải ghi rõ từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm; đối với trường hợp các bên không ghi rõ về thời gian ủy quyền thì giấy này sẽ chỉ có hiệu lực trong vòng một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền;
– Tại mục (4) thì ghi nhận nội dung chứng thực chữ ký của người ủy quyền: Đây sẽ là nơi để cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc của Phòng Công chứng hoặc của Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam hoặc của Đại sứ quán Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hoặc của chính quyền địa phương của nước ngoài nơi người hưởng đang cư trú thực hiện xác nhận thông tin;
Lưu ý: Việc ủy quyền có yếu tố nước ngoài ví dụ là được lập bằng tiếng nước ngoài thì cần phải kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực theo quy định của pháp luật.
Kể từ khi các bên ký kết hợp đồng hoặc giấy ủy quyền nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp mà viêc ủy quyền hợp pháp thì đã ràng buộc nghĩa vụ của người được ủy quyền. Nếu cá nhân này không thực hiện đúng nội dung cam kết thì ngoài việc phải bồi thường số tiền đã nhận không đúng quy định, có thể bị xử phạt hành chính, nếu có hành vi cấu thành tội trong hình sự thì có thể bị truy cứu hình sự.
2.2. Thủ tục ủy quyền nhận thay bảo hiểm thất nghiệp:
Cá nhân được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì khi đã đến kỳ chi trả người được ủy quyền sẽ nộp Giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB) hoặc Hợp đồng ủy quyền cho cơ quan Bưu điện, đồng thời phải mang theo giấy tờ tùy thân có ảnh và ký nhận tiền trên Danh sách chi trả để hoàn tất thủ tục nhận thay;
Đối với trường hợp người hưởng từ trần hoặc bị tạm dừng hưởng các chế độ BHXH hàng tháng theo quy định thì người được ủy quyền có trách nhiệm báo giảm kịp thờ, cá nhân nếu thực hiện sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả về quỹ BHXH số tiền đã nhận trái quy định.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;
– Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.