Ủy quyền là việc thỏa thuận giữa các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ là thực hiện các công việc nhân danh bên ủy quyền. Vậy có được ủy quyền lại cho bên thứ ba để trả nợ thay không?
Mục lục bài viết
1. Có được uỷ quyền lại cho bên thứ ba để trả nợ thay không?
Trả nợ là một nghĩa vụ của bên vay tài sản phải thực hiện việc chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc các giấy tờ có giá cho bên cho vay tài sản (trên thực tế, đa phần vay nợ bằng tiền và trả nợ là tiền) theo đúng thời hạn, đúng thời gian mà các bên đã thoả thuận
Trong trường hợp trả nợ bằng tiền thì nghĩa vụ trả tiền của bên vay phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức như các bên đã thoả thuận. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm có cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Tuy nhiên, tại Điều 283
Mặc dù đã giao cho người khác thay mình thực hiện về nghĩa vụ trả tiền với bên có quyền nhưng trong trường hợp người thứ ba được uỷ quyền mà không thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền với bên có quyền thì bên có nghĩa vụ đã uỷ quyền vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự với bên có quyền (bên cho vay tiền). Bên có quyền vẫn có quyền yêu cầu bên nghĩa vụ phải thực hiện đúng các nghĩa vụ dân sự hoặc phải bồi thường thiệt hại theo đúng thoả thuận. Quy định này nhằm để bảo vệ bên có quyền khỏi tình trạng bên có nghĩa vụ tìm cách để trốn tránh nghĩa vụ của mình bằng việc đẩy trách nhiệm cho người thứ ba.
Trong thực tế của cuộc sống, có thể dễ dàng gặp những trường hợp uỷ quyền này như: uỷ thực hiện nghĩa vụ trả tiền nợ ngân hàng, trả tiền nợ công ty tài chính, trả tiền nợ cá nhân,….
Nhà nước đưa ra quy định về việc uỷ quyền lại cho bên thứ ba để trả nợ thay nhằm mục đích là để khuyến khích và đảm bảo những giao dịch dân sự diễn ra phù hợp với ý chí của các bên.
Ví dụ: vào 13 giờ 30 phút ngày 12/01/2022 tại Hà Nội chị Vy và chị Dương có ký với nhau một văn bản vay tài sản, nội dung của giấy vay tài sản đó là Chị Dương cho chị Vy vay với số tiền là 10.000.000 đồng với thời hạn vay là 06 tháng kể từ ngày vay, không có lãi suất. Tuy nhiên, đến ngày 15/04/2022 chị Vy đã uỷ quyền lại cho chị Nga về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho chị Dương và đã được chị Dương đồng ý. Việc uỷ quyền này đã được cả ba bên đồng ý và ký với nhau một văn bản uỷ quyền. Như vậy, kể từ ngày 15/04/2022 đến ngày hết hạn vay, chị Nga sẽ có nghĩa vụ trả cho chị Dương với số tiền là 10.000.000 đồng. Nếu như đến ngày hạn trả tiền mà chị Nga không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với chị Dương thì chị Dương hoàn toàn có quyền yêu cầu chị Vy thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho mình.
2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền lại cho bên thứ ba để trả nợ thay:
Trường hợp ủy quyền có thù lao, thì bên ủy quyền hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ khi nào, nhưng sẽ phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với phần công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và phải bồi thường thiệt hại; nếu như ủy quyền mà không có thù lao thì bên ủy quyền sẽ có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ khi, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một khoảng thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền sẽ phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền thực hiện chấm dứt hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ các trường hợp người thứ ba biết được hoặc việc
Trường hợp ủy quyền mà không có thù lao, thì bên được ủy quyền hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một khoảng thời gian hợp lý; nếu như ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền mà đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đồng bất cứ lúc nào và phải thực hiện bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
3. Quy định về nghĩa vụ trả nợ của người vay tài sản:
Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng vay tiền sẽ có hai loại đó chính là hợp đồng vay không kỳ hạn và hợp đồng vay có kỳ hạn.
3.1. Đối với hợp đồng vay tiền không kỳ hạn:
– Đối với hợp đồng vay không có kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay sẽ có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng sẽ có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng sẽ phải báo cho nhau biết trước một khoảng thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Đối với hợp đồng vay mà không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay sẽ có quyền đòi lại tài sản vào bất cứ lúc nào, nhưng sẽ phải báo trước cho bên vay một khoảng thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm mà nhận lại tài sản, còn bên vay cũng sẽ có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và sẽ chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải thực hiện báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.
Quy định này có nêu rõ ràng, các bên thoả thuận với nhau về vấn đề cho vay tiền không kỳ hạn thì tất cả các bên đều có quyền lấy lại tiền và trả lại tiền bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho nhau biết trước một thời gian hợp lý. Thời gian hợp lý nói đến ở đây sẽ căn cứ vào việc hai bên thoả thuận trước với nhau (nếu có), còn trong trường hợp hai bên không có thoả thuận thì sẽ căn cứ vào thực tế, căn cứ vào số tiền bên vay đã vay,….Nhưng đó là đối với trường hợp thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với bên vay, còn đối với bên thứ ba thay mặt bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì pháp luật về Dân sự chưa quy định rõ ràng, theo đó ta có thể hiểu khi bên vay và bên cho vay thoả thuận với nhau về việc vay tiền không kỳ hạn, bên vay đã uỷ quyền lại cho bên thứ ba để trả nợ thay, sẽ có những trường hợp sau xảy ra:
– Trường hợp 1: Hợp đồng uỷ quyền, giấy uỷ quyền lại cho bên thứ ba trả nợ thay không quy định về khoảng thời gian báo trước hợp lý, khi bên cho vay
– Trường hợp 2: Hợp đồng uỷ quyền, giấy uỷ quyền lại cho bên thứ ba trả nợ thay có quy định về khoảng thời gian báo trước hợp lý, khi bên cho vay thông báo cho bên thứ ba về việc trả nợ và thời gian báo trước tuân thủ đúng theo các bên thoả thuận lý thì bên thứ ba có nghĩa vụ phải trả tiền cho bên cho vay, còn nếu như thời gian báo trước không tuân thủ đúng thoả thuận của các bên thì bên thứ ba có quyền từ chối việc trả nợ cho bên cho vay vào khoảng thời gian mà bên cho vay ấn định và phải thông báo cho bên uỷ quyền biết được sự việc đó.
3.2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn:
– Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay hoàn toàn có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng sẽ phải báo trước cho bên cho vay một khoảng thời gian hợp lý, còn bên cho vay sẽ chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
– Đối với hợp đồng vay mà có kỳ hạn và có lãi thì bên vay hoàn toàn có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng sẽ phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ các trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Như vậy:
– Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi suất thì bên thứ ba được uỷ quyền lại để trả nợ thay hoàn toàn có quyền trả tiền nợ thay cho bên vay đúng kỳ hạn hoặc có quyền trả nợ tiền sớm hơn, nhưng đối với bên cho vay thì không được quyền đòi tiền từ người thứ ba trước kỳ hạn trừ khi bên thứ ba đồng ý.
– Đối với hợp đồng vay tiền có kỳ hạn và có lãi suất thì bên thứ ba được uỷ quyền lại để trả nợ thay hoàn toàn có quyền trả tiền nợ thay cho bên vay sớm hơn nhưng phải trả toàn bộ số tiền lãi theo kỳ hạn.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ Luật Dân sự 2015