Khởi kiện được xem là quyền của công dân khi nhận thấy quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm. Vậy có được ủy quyền để ký và nộp đơn khởi kiện vụ án hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được ủy quyền ký đơn khởi kiện vụ án không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 186 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về quyền khởi kiện. Theo đó các cơ quan tổ chức và cá nhân trong xã hội có quyền tự mình khởi kiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để thực hiện thủ tục khởi kiện vụ án tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án để yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi nhận thấy quyền lợi hợp pháp đó bị xâm phạm bởi các chủ thể khác. Căn cứ theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định cụ thể về hình thức và nội dung của đơn khởi kiện. Theo đó, các cơ quan tổ chức và cá nhân khởi kiện sẽ phải làm đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật. Quá trình làm đơn khởi kiện của cá nhân sẽ được thực hiện cụ thể như sau:
– Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật có thể tự mình hoặc có thể nhờ người khác làm đơn khởi kiện vụ án theo quy định của pháp luật. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn khởi kiện đó thì cần phải ghi rõ thông tin về họ tên, thông tin về địa chỉ cư trú của cá nhân khởi kiện, và ở phần cuối đơn, cá nhân đó cần phải ký tên và điểm chỉ vào đơn theo quy định của pháp luật;
– Cá nhân được xác định là những đối tượng người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, thì những đối tượng được xác định là người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình làm đơn khởi kiện hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn khởi kiện đó cần phải ghi rõ đầy đủ họ tên, ghi rõ địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó, bên cạnh đó ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó cần phải ký tên hoặc điểm chỉ theo quy định của pháp luật;
– Cá nhân thuộc trường hợp theo như phân tích nêu trên tuy nhiên không biết chữ, được xác định là người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện đó, thì những đối tượng này có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đầy đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng cần phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện đó.
Bên cạnh đó, các cơ quan và tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của các cơ quan tổ chức đó có thể tự mình làm đơn khởi kiện vụ án hoặc có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên và địa chỉ của người khởi kiện cần phải ghi rõ tên phải ghi rõ địa chỉ của cơ quan và tổ chức, ghi rõ họ tên, ghi rõ chức vụ của người đại diện hợp pháp của các cơ quan và tổ chức đó, ở phần cuối đơn thì người đại diện hợp pháp của các cơ quan và tổ chức cần phải ký tên và đóng dấu của cơ quan tổ chức đó, trong trường hợp tổ chức khởi kiện được xác định là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Như vậy có thể nói, căn cứ theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì có thể nói, sẽ không được ủy quyền cho người khác ký đơn khởi kiện mà chỉ được phép ủy quyền để nộp đơn khởi kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể, theo điều luật nêu trên có nêu rõ các cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể tự mình làm đơn khởi kiện hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện. Tuy nhiên, ở phần cuối đơn thì cá nhân đó cần phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện đó. Có thể nói, pháp luật tố tụng dân sự quy định rõ cá nhân có quyền ủy quyền cho người khác làm hộ đơn đòi kiện, tuy nhiên trên thực tế, cá nhân đó vẫn phải thực hiện thủ tục ký tên hoặc điểm chỉ vào cuối đơn khởi kiện đó. Điều này có nghĩa là, pháp luật hiện nay không cho phép cá nhân có quyền ủy quyền cho người khác ký thay vào đơn khởi kiện, mà pháp luật chỉ cho phép cá nhân có thể ủy quyền cho người khác nộp đơn khởi kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên trên thực tế, trong trường hợp cá nhân khởi kiện được xác định là người không biết chữ phải người không thể nhìn do khuyết tật nhìn theo quy định của pháp luật về khuyết tật, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện, thì những đối tượng này là trường hợp ngoại lệ, họ có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có đầy đủ người làm chứng, người làm chứng trong trường hợp này phải là người đáp ứng đầy đủ năng lực tố tụng dân sự, người làm chứng sẽ phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện đó và phải chịu trách nhiệm về chữ ký của mình trong quá trình làm chứng.
2. Có được ủy quyền nộp đơn khởi kiện vụ án không?
Đại diện được xem là cá nhân có thể xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 134 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về đại diện. Theo đó, đại diện được xem là việc cá nhân hoặc pháp nhân hay còn được gọi chung là người đại diện nhân danh và suất phát từ lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác, tức là xuất phát từ lợi ích của người được đại diện để có thể xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện nay, các cá nhân và pháp nhân có thể xác lập hoặc thực hiện các giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Các cá nhân sẽ không được để người khác đại diện cho mình nếu như pháp luật quy định rằng họ phải tự xác lập và thực hiện các giao dịch đó. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về người đại diện theo ủy quyền. Cụ thể như sau:
– Người đại diện trong tố tụng dân sự sẽ bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền, người đại diện đó có thể là cá nhân hoặc pháp nhân phù hợp với quy định của pháp luật về bộ luật dân sự năm 2015;
– Người đại diện theo pháp luật theo quy định của pháp luật về dân sự được xác định là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ những trường hợp những đối tượng được xác định là người bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật. Các cơ quan tổ chức và cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người khác theo quy định của pháp luật cũng sẽ được xác định là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ;
– Các tổ chức đại diện tập thể người lao động theo quy định của pháp luật hiện nay cũng được xác định là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động để có thể khởi kiện các vụ án lao động, những đối tượng này có thể tham gia tố tụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án khi nhận thấy quyền lợi hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm trái quy định của pháp luật bởi các chủ thể thứ ba, các tổ chức đại diện tập thể lao động sẽ đại diện cho người lao động để tiến hành hoạt động khởi kiện các vụ án lao động và tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp vào trong cùng một đơn vị, thì những đối tượng này hoàn toàn có thể thực hiện hoạt động ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động để thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động và tham gia tố tụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án;
– Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự được xác định là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự nói chung.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 186 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định, các cơ quan tổ chức và cá nhân có quyền tự mình khởi kiện vụ án hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án để có thể yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi nhận thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm trái quy định pháp luật.
Vì vậy có thể nói, mặc dù pháp luật không cho phép ủy quyền ký đơn khởi kiện vụ án theo như phân tích nêu trên, tuy nhiên người khởi kiện hoàn toàn có thể thông qua người đại diện hợp pháp, tức là người đại diện theo ủy quyền để có thể làm
3. Những nội dung cơ bản của đơn khởi kiện vụ án:
Căn cứ theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về hình thức và nội dung của đơn khởi kiện. Theo đó, đơn khởi kiện sẽ phải có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật;
– Tên của tòa án nhận đơn khởi kiện để giải quyết vụ việc đó;
– Tên, nơi cư trú, nơi làm việc của người khởi kiện khi người khởi kiện được xác định là cá nhân hoặc trụ sở làm việc của người khởi kiện khi người khởi kiện được xác định là cơ quan và tổ chức, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử theo quy định của pháp luật, trong trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để tòa án liên hệ thì cần phải ghi rõ địa chỉ đó;
– Tên, nơi cư trú, nơi làm việc của người có quyền lợi được bảo vệ là cá nhân, hoặc trụ sở của người có quyền lợi được bảo vệ là cơ quan và tổ chức, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử;
– Tên, nơi làm việc, nơi cư trú của người bị kiện được xác định là cá nhân, hoặc trụ sở làm việc của người bị kiện được xác định là cơ quan và tổ chức, số điện thoại và địa chỉ của thư điện tử, nếu Như trong trường hợp không có nơi cư trú, không có nơi làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì sẽ phải ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
– Tên, nơi cư trú, nơi làm việc của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được xác định là cá nhân, hoặc trụ sở của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được xác định là cơ quan và tổ chức, số điện thoại và địa chỉ của thư điện tử, trong trường hợp không rõ nơi cư trú, nơi làm việc và địa chỉ trụ sở của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì cần phải ghi rõ địa chỉ nơi cư trú hoặc địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đó;
– Quyền lợi hợp pháp của người khởi kiện khi nhận thấy quyền lợi đó bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan;
– Họ tên và địa chỉ của người làm chứng trong trường học có người làm chứng;
– Danh mục tài liệu và chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện đó.
Như vậy có thể nói, khi cá nhân muốn khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền thì trong đơn khởi kiện đòi nợ cần phải bao gồm những nội dung chính nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.