Có được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không? Giao kết hợp đồng lao động là gì?
Giao kết
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
1. Có được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không?
“Theo quy đinh tại Khoản 18, Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động:
1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
….
5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.”
Như vậy qua điều luật ta có thể thấy Người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên vẫn có trường hợp mà người lao động có thể ủy quyền cho một người trong nhóm người lao động đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, nhưng lưu ý rằng phải là nhóm người lao động 18 tuổi trở lên và Trong hợp đồng lao động phải ghi rõ người được uy quyền, người ủy quyền.
2. Giao kết hợp đồng lao động là gì?
Giao kết hợp đồng lao động là quá trình người lao động và người sử dụng lao động bày tỏ ý chí nhằm đi đến việc xác lập quan hệ lao động. Pháp luật lao động không quy định về trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng lao động mà chỉ đặt ra khung pháp lý buộc các bên phải tuân theo khi giao kết.
2.1. Phân loại giao kết hợp đồng lao động
Phân loại giao kết hợp đồng lao động: Có thể căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại việc giao kết hợp đồng.
Thứ nhất, căn cứ vào phương thức giao kết có thể chia thành hai phương thức: giao kết trực tiếp và giao kết gián tiếp. Giao kết trực tiếp là việc người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp đàm phần, thỏa thuận và ký kết hợp đồng lao động. Các bên gặp gỡ, đảm phán và ký kết hợp đồng với nhau mà không phải thông qua một chú thể nào khác, hai bên sẽ thỏa thuận với nhau để đạt được những lợi ích và nghĩa vụ tối đa nhất. Với phương thức này, người sử dụng lao động có thể biết được những điểm mạnh, điểm yếu, tính cách, năng lực của người lao động để từ đó bố trí vào làm việc tại những vị trí thích hợp.
Giao kết hợp đồng lao động gián tiếp là việc người sử dụng lao động không trực tiếp gặp gỡ, thỏa thuận và đảm phán với người lao động, việc thỏa thuận và đàm phán với người lao động, việc thỏa thuận và thống nhất quyền cũng như nghĩ vụ sẽ thông qua người được ủy quyền. Giao kết hợp đồng lao động theo phương pháp này sẽ không đảm bảo hết nguyện vọng cũng như mong muốn của người lao động.
Thứ hai, căn cứ vào hình thức hợp đồng, chia thành hai loại giao kết hợp đồng lao động là giao kết hợp đồng bằng văn bản và giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Giao kết hợp đồng bằng văn bản là hình thức các bên thỏa thuận các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động và ghi lại thành các điều khoản trong văn bản, có chữ kí xác nhận của các bên. Các bên sẽ thể hiện các nội dung của hợp đồng dưới hình thức văn bản, tùy trường hợp mỗi bên giữ it nhất một bản. Giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản là cơ sở pháp lý vững chắc, rõ ràng cho các bên căn cứ thực hiện. Giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói là sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên thông qua sự đàm phán, thương lượng bằng ngôn ngữ mà không lập thành văn bản, trong quá trình đàm phán và kí kết các bên có thể thỏa thuận có người làm chứng hoặc không.
Thứ ba, căn cứ theo tính hợp pháp của hợp đồng, việc giao kết hợp đồng lao động chia thành hai loại: giao kết hợp đồng lao động hợp pháp và giao kết hợp đồng lao động không hợp pháp.
Giao kết hợp đồng lao động hợp pháp là các bên thỏa thuận hợp đồng mà các yếu tố cấu thành hợp đồng không vi phạm quy định pháp luật lao động, bảo đảm hiệu lực của hợp đồng.
Giao kết hợp đồng lao động bất hợp pháp là hợp đồng mà các bên giao kết không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ quy định của pháp luật. Trình tự giao kết, nội dung giao kết, nguyên tắc giao kết, chủ thể giao kết và các vấn đề liên quan trái với quy định của pháp luật lao động.
2.2. Vai trò của giao kết hợp đồng lao động
Trong nền kinh tế thị trường quan hệ lao động được hình thành thông qua các hình thức tuyển dụng lao động khác nhau như: hợp đồng lao động, biên chế Nhà nước, bầu cử… Trong các hình thức đó, hình thức xác lập quan hệ lao động thông qua giao kết hợp đồng lao động là hình thức phổ biến nhất. Qua nghiên cứu về lịch sử phát triển và các đặc trưng của hợp đồng lao động, có thể khẳng định hợp đồng lao động là công cụ hữu hiệu nhằm bảo đảm cho các bên thiết lập và duy trì quan hệ lao động một cách thuận tiện.
Thứ nhất, giao kết hợp đồng lao động là cơ sở hình thành nên quan hệ lao động. Để có được quan hệ lao động các bên bắt buộc phải có giai đoạn này – giai đoạn tiền đề cho một quan hệ lao động. Đây là giai đoạn các bên thỏa thuận, đàm pháp các nội dung sẽ và được thực hiện trong tương lai và là điều kiện bắt buộc trước khi hình thành quan hệ lao động. Người lao động cần phải biết được mình sẽ làm công việc gì, mức lương là bao nhiều, thời gian làm việc thế nào và hàng loạt các quyền lợi khác. Người sử dụng lao động cũng vậy, họ cần phải biết người lao động trong tương lai là ai, năng lực làm việc thể nào, có thể mang lại cho họ những giá trị gì?
Thứ hai, giao kết hợp đồng lao động sẽ đám báo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Giao kết là việc làm ngay từ ban đầu, hình thành nên quan hệ lao động quyết định quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó nếu việc giao kết được thực hiện tốt theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của các bên thì quyền lợi của các bên sau này sẽ được đảm bảo, quan hệ lao động được bền vững, lâu dài và tranh chấp lao động sẽ hạn chế xảy ra. Nếu việc giao kết không đảm bảo sẽ có thể dẫn tới hợp đồng lao động vô hiệu, điều đó sẽ ánh hưởng không nhỏ đến quyền và nghĩa vụ của các bên , thậm chí quan hệ lao động có thể bị chấm dứt…Vì vậy, giai đoạn giao kết hợp đồng lao đong có thể xem là giai đoạn quyết định cho “số phận” của quan hệ lao động cũng như lợi ích của các bên.
2.3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
Thứ nhất, nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, đặc thù của quan hệ hợp đồng lao động. Khác với giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại, hợp đồng lao động thường được thực hiện trong thời gian dài, giữa hai chủ thể có mối quan hệ mật thiết gắn bó về quyền lợi với nhau, như vậy yếu tố thiện chí, hợp tác là rất quan trọng, khác với sự mua đứt bán đoạn trong giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại. Đây là nguyên tắc ban đầu, là tiền đề có tinh nguyên tắc pháp lý để giải quyết các vấn đề xả ra trong quan hệ lao động.
Thứ hai, nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. Các thỏa thuận trong hợp đồng lao động không được trái với các quy định của pháp luật có nghĩa là chúng không được thấp hơn những quy định tối thiểu và không được cao hơn những quy định tối đa trong hành lang pháp lý. Điều này thể hiện “là sự tôn trọng cái riêng tư, cá nhân của các bên trong quan hệ tức quyền có tham gia quan hệ hay không, tham gia trong bao lâu, với ai và nội dung quan hệ bao gồm những quyền và nghĩa vụ gì do các chủ thể hoàn toàn quyết định.
Các thỏa thuận trong hợp đồng lao động không được trái với thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội có nghĩa là những quyền lợi của người lao động trong hợp đồng lao động không được thấp hơn mức thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể. “Thỏa ước lao động tập thể là
Vì vậy khi tham gia quan hệ lao động nội dung của hợp đồng không được trái với những quy định của thỏa ước lao động và đạo đức xã hội cụ thể. Nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể lao động trong quan hệ lao động.