Có được tự mình giao kết hợp đồng mua bán với mình thông qua việc đại diện. Tự thực hiện giao dịch dân sự với chính mình.
Có được tự mình giao kết hợp đồng mua bán với mình thông qua việc đại diện. Tự thực hiện giao dịch dân sự với chính mình.
Tóm tắt câu hỏi:
Em muốn hỏi anh, chị luật sư là trong trường hợp sau: Năm 2008, hai vợ chồng ông A có mua một căn nhà ở Hà Nội và định cư ở đó. Nhưng đến năm 2012, ông B phải chuyển vào Sài Gòn công tác trong đấy. Do công việc xa nhà nên không mấy khi ông được về Hà Nội với gia đình. Ông đã bàn luận với vợ và 2 vợ chồng quyết định mua nhà ở Sài Gòn để dễ dàng cho công việc của ông A. Hai vợ chồng ông A đã ủy quyền cho ông B (anh trai của ông A) bán ngôi nhà của mình ở Hà Nội. Tuy nhiên, ông B đã bán ngôi nhà đó cho chính ông B. Vậy ông B có vi phạm phạm vi đại diện hay vượt quá phạm vi đại diện không. Và hợp đồng bán nhà giữa ông B với chính ông B có bị vô hiệu không và cách giải quyết tình huống này như thế nào. Xin công ty luật tư vấn cho em gấp ạ. Em xin cảm ơn công ty.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo Điều 122, Luật dân sự 2005, Một giao dịch dân sự được coi là có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”
Do vậy nếu một giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện trên thì giao dịch dân sự đó được coi là vô hiệu.
Vì gia đình ông A đã ủy quyền cho ông B việc bán ngồi nhà của mình ở Hà Nội nên ông B có quyền xác lập thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên theo Khoản 5, Điều 144 Luật dân sự 2005 về phạm vi đại diện của người đại diện theo ủy quyền có quy định:
“5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Vậy nên ông B đã vi phạm quy định của pháp luật về phạm vi ủy quyền do đó giao dịch dân sự mà người đại diện theo ủy quyền thực hiện đã vi phạm điều cấm của luật và giao dịch này có thể bị tuyên là vô hiệu theo quy định tại Điều 127 và Điểm b, Khoản 1, Điều 122 Luật dân sự 2005.
Nếu gia đình ông A và ông B vẫn muốn thực hiện giao dịch mua bán nhà, thì ông A có thể tự thực hiện giao dịch, thay đổi người đại diện theo ủy quyền khác cho mình để thực hiện giao dịch mua bán nhà với ông B.