Việc khám, chữa bệnh là trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của các cơ sở khám chữa bệnh. Vậy có được từ chối khám chữa bệnh với người nhiễm HIV?
Mục lục bài viết
1. Có được từ chối khám chữa bệnh với người nhiễm HIV?
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định mỗi cá nhân đều có quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
Đồng thời căn cứ Điều 3
– Phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, bình đẳng, không kỳ thị, không phân biệt đối xử đối với người bệnh.
– Phải tôn trọng quyền của người bệnh.
– Đối với những thông tin về tình trạng sức khỏe, đời tư của người bệnh được ghi trong bệnh án phải đảm bảo giữ bí mật.
– Thực hiện tuân thủ đúng và kịp thời quy định về chuyên môn kỹ thuật.
– Đối với những trường hợp cấp cứu, đối tượng người bệnh là trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai phải thực hiện ưu tiên khám, chữa bệnh.
– Phải tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.
– Phải bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.
Như vậy, đối với các cơ sở khám chữa bệnh phải tuân thủ việc tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
Căn cứ tiếp khoản 1 Điều 6
– Có hành vi từ chối hoặc chậm cấp cứu người bệnh.
– Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề.
– Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề.
– Thực hiện cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.
– Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động.
– Đối với chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động thực hiện thuê, mượn, cho thuê, cho mượn.
– Thực hiện bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức (ngoại trừ ác sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền).
– Đối với những phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành trong khám bệnh, chữa bệnh thực hiện áp dụng.
– Trong khám bệnh, chữa bệnh mà có sử dụng hình thức mê tín dị đoan.
– Sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh.
– Thực hiện các hành vi vi phạm đến quyền của người bệnh.
– Có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
– Có hành vi không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh.
– Có hành vi lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh.
– Có hành vi tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh.
– Có hành vi ngăn cản người bệnh vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.
– Có hành vi cố ý thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.
Như vậy căn cứ theo các quy định trên, có thể thấy pháp luật không có quy định nào ngăn cấm việc khám, chữa bệnh đối với người bị nhiễm HIV. Do đó, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đối xử bình đẳng, không phân biệt đối với người nhiễm HIV và không được từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người nhiễm HIV.
2. Mức phạt đối với cơ sở khám chữa bệnh từ chối khám chữa bệnh với người nhiễm HIV?
Căn cứ khoản 7 Điều 38 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BYT 2022 quy định mức xử phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với những hành vi gồm:
– Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
– Khi đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.
– Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
– Có hành vi thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để hành nghề.
– Có hành vi cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
– Có hành vi từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh.
– Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người bệnh.
Theo quy định trên, trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh từ chối khám, chữa bệnh cho người nhiễm HIV sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
Và ngoài ra, đối với người hành nghề từ chối khám, chữa bệnh cho người bị nhiễm HIV còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng.
3. Người từ chối chữa bệnh cho người nhiễm HIV dẫn đến tử vong có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Dân gian có câu” Lương y như từ mẫu”, điều này nói lên trách nhiệm cũng như vai trò của người hành nghề khám, chữa bệnh. Dù bất kỳ vì lý do nào đi chăng nữa, tính mạng của con người luôn phải đặt lên hàng đầu, phải được cứu chữa kịp thời. Nếu vì người bệnh nhiễm HIV mà người hành nghề từ chối khám, chữa bệnh dẫn đến người đó bị tử vong thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” theo Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:
– Khung 1: phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Đối tượng có hành vi thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết.
– Khung 2: phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Đối tượng không cứu giúp chính là người đã gây ra tình trạng nguy hiểm.
+ Đối tượng không cứu giúp chính là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
– Khung 3: phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
Thực hiện hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả là làm cho 02 người trở lên chết.
– Ngoài bị phạt như trên, đối tượng thực hiện hành vi phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với tội danh này, người thực hiện hành vi phạm phải có hành vi thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có điều kiện cứu giúp mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó tử vong.
Về mặt khách quan hành vi phạm tội sẽ được thể hiện ở 02 dạng là hành động và không hành động. Dấu hiệu của tội danh này là đối tượng vi phạm thực hiện bằng hành vi (không hành động) không cứu giúp người khác đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, có điều kiện cứu giúp nhưng đã bỏ mặc, dẫn đến cái chết của nạn nhân bị chết.
Bên cạnh đó, về hậu quả thì hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm, đồng thời xem xét điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không cứu giúp và hậu quả chết người.
Từ đó, nếu như các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chức năng khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật, từ chối không cứu chữa người bị nhiễm HIV dẫn đến hậu quả chết người xảy ra thì sẽ thỏa mãn tội danh quy định trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-VPQH Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BYT quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.