Có được trợ cấp tai nạn lao động khi mới đóng bảo hiểm xã hội? Phải đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu bao lâu mới được hưởng chế độ tai nạn lao động?
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Vậy những đối tượng lao động nào sẽ được nhận tiền bảo hiểm xã hội khi xảy ra tai nạn lao động. Liệu những người lao động mới ký hợp đồng , mới tham gia bảo hiểm xã hội thì có đủ điều kiện để nhận được chế độ bảo hiểm xã hội khi xảy ra tai nạn lao động hay không? Trong bài viết dưới đây của công ty Luật Dương Gia chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp vướng mắc này.
Mục lục bài viết
1. Chức năng của bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Khi trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đạt đến mức độ nào đó thì hệ thống bảo hiểm xã hội có điều kiện ra đời và phát triển. Vì vậy, các nhà kinh tế cho rằng sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xã hội phản ánh sự phát triển của nền kinh tế, đời sống nhân dân thấp kém không thể có hệ thống bảo hiểm xã hội vững mạnh được. Kinh tế càng phát triển, hệ thống bảo hiểm xã hội xã hội càng đa dạng, các chế độ bảo hiểm xã hội ngày càng mở rộng, các hình thức bảo hiểm xã hội ngày càng phong phú.
Cũng như các thành phần khác của kinh tế bảo hiểm,thì bảo hiểm xã hội có hai chức năng cơ bản là chức năng phân phối và chức năng giám đốc. Tuy nhiên do đặc thù của mình, bảo hiểm xã hội không những có tính kinh tế mà còn có tính xã hội cao. Vì vậy nói chung bảo hiểm xã hội có những chức năng sau:
Chức năng bảo đảm thay thế hoặc bù đắp sự thiếu hụt thu nhập của người lao động và gia đình họ. Đây là chức năng cơ bản thể hiện rõ bản chất kinh tế và bản chất xã hộ của bảo hiểm xã hội. Khi người lao động đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ thì họ có quyền được nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội khi phát sinh những rủi ro ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp , tuổi già, chết..đã làm thu nhập của họ bị giảm sút hoặc mất hẳn. Bảo hiểm xã hội chỉ thực sự có ý nghĩa kinh tế khi những thiếu hụt về thu nhập của người sử dung lao động và gia đình họ được bù đắp, trợ giúp theo quy định bảo hiểm. Đồng thời chỉ khi thực hiện tốt chức năng này bảo hiểm xã hội mới thực sự khuyến khích, thực sự có sức cuốn hút đối với người lao động để họ tham gia bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội cũng có chức năng thực hiện sản sẻ rủi ro của chính mình theo thời gian. Có nghĩa là họ đóng phí bảo hiểm xã hội thường kèm với tỷ lệ nào đó cảu thu nhập từ nghề nghiệp và trong thời gian dài, để đến khi họ ốm đau, nghỉ hưu, đặc biệt là đối với các trường hợp khi người lao động không may xảy ra tai nạn lao động.
2. Đối tượng được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật
Khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội mà thuôc một trong các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cá;c doanh nghiệp hoặc các tổ chức sự nghiệp, đơn vị nhà nước thì sẽ được hưởng và nhận các chế độ về tai nạn lao động sau đây
Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật này. (Theo Điều 42 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014) cụ thể như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ)Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
3. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại điểm a, b,c,d,đ,e và h khoản 1 Điều 2 của
Theo Điều 43 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 45 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định cụ thể như sau:
Điều 43: Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 45: Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động (Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015)
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Khi người lao động bị tai nạn lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên quy định tại khoản 1 điều 43 của
Ngoài những trường hợp người lao động bị tai nạn lao đọng, bất kỳ ai tham gia vào việc cứu tài sản của Nhà nước mà bị tai nạn cũng được tính là tai nạn lao động và được hưởng bảo hiểm như người lao động bị tai nạn lao động. Quy định này của Nhà nước, xét về phương diện khoa học là chưa phù hợp.
Hiện nay những đối tượng này sẽ được áp dụng chế độ đãi ngộ khác của Nhà nước một cách hợp lý hơn. Còn các trường hợp bảo hiểm tai: bị tai nạn lao động trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc cảu người lao động (trên tuyến đường hợp lý và khoảng thời gian hợp lý). Biên bản xác định hoặc
Như vậy xét về điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động thì không có quy định nào về việc quy định về thơi gian tham gia bảo hiểm xã hội, vậy có nghĩa trong trường hợp người lao động mới tham gia bảo hiểm xã hội khi bị tai nạn lao động thì vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động bình thường nếu đủ các điều kiện quy định tại điều 43 của luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
4. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật
Trợ cấp hàng tháng = {0,3*Lương cơ sở + 0,02*(m-31%)*Lương cơ sở} + { 0,005*Lương + 0,003*(t-1)*Lương}
Trợ cấp 1 lần = {5*Lương cơ sở + 0,5*(m-5%)*Lương cơ sở} + {0,5*Lương + 0,3*(t-1)*Lương}
Trong đó: m: là tỷ lệ % suy giảm khả năng lao động
t: thời gian tham gia BHXH (năm)
lương: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
Trợ cấp phục vụ:
– Trường hợp NLD bị suy giảm sức khỏe từ 81% trở lên mà bị liệt, mù 2 mắt.. thì được ngoài các mức hưởng theo quy định hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng tiền lương tối thiểu chung.
Trợ cấp một lần khi chết:
– Trợ cấp 1 lần bị chết do TNLD-BNN ngoài hưởng theo chế độ tử tuất đã quy định thì được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm chết.
Cấp các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:
– NLD bị TNLD, BNN mà bị tổn thương các chức năng tỏng cơ thể mà ảnh hưởng đến sinh hoạt thì được trợ cấp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.
Thời điểm hưởng trợ cấp
– Tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
– Trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động , thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
Như vậy xét về điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động thì không có quy định nào về việc quy định về thơi gian tham gia bảo hiểm xã hội, vậy có nghĩa trong trường hợp người lao động mới tham gia bảo hiểm xã hội khi bị tai nạn lao động thì vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động bình thường nếu đủ các điều kiện quy định tại Điều 43 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.