Đăng ký nhãn hiệu là một trong những điều kiện cần thiết để nhãn hiệu hàng hóa và dịch vụ có thể bước chân vào thị trường cạnh tranh. Vậy có được thay đổi mẫu nhãn hiệu sau khi đã nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được thay đổi mẫu nhãn hiệu sau khi nộp đơn đăng ký không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 115 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về vấn đề sửa đổi, bổ sung, tách hoặc chuyển đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Cụ thể như sau:
– Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu công nghiệp thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ trên thực tế, người nộp đơn sẽ có các quyền như sau:
+ Sửa đổi đơn, bổ sung đơn;
+ Tách đơn;
+ Yêu cầu ghi nhận thay đổi về tên, địa chỉ của người nộp đơn;
+ Yêu cầu ghi nhận về việc thay đổi thông tin liên quan đến người nộp đơn do chuyển nhượng đơn theo hợp đồng phải do thừa kế/kế thừa/hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế sang đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích, hoặc ngược lại.
– Người yêu cầu thực hiện các thủ tục nêu trên sẽ cần phải có nghĩa vụ đóng phí và lệ phí công chứng theo quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp;
– Việc sửa đổi hoặc bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp sẽ không được mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ trong đơn hoặc nêu trong đơn, đồng thời không được làm thay đổi bản chất cơ bản của đối tượng đã yêu cầu trong đơn đăng ký, đồng thời cần phải đảm bảo tính thống nhất của đơn đăng ký;
– Trong trường hợp các đơn, ngày nộp đơn của đơn được text sẽ được xác định là ngày nộp của đơn ban đầu.
Như vậy, pháp luật chỉ cho phép thay đổi thông tin liên quan đến tên hoặc địa chỉ … của người nộp đơn. Việc thay đổi liên quan đến mẫu nhãn hiệu sau khi đã nộp đơn sẽ chỉ được phép thực hiện khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu người nộp đơn bắt buộc phải loại bỏ hoặc thay đổi. Theo đó, để có thể thay đổi nhãn hiệu sau khi nộp đơn đăng ký, cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
– Có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục Sở hữu trí tuệ về việc thay đổi nhãn hiệu;
– Thay đổi nhãn hiệu trong phạm vi giới hạn của nhãn hiệu đó;
– Thay đổi nhãn hiệu không được làm thay đổi bản chất và phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu.
Theo đó thì có thể nói, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ không được phép tự đề nghị thay đổi mẫu nhãn hiệu sau khi đã nộp đơn đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Sau khi đã nộp đơn đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu muốn thay đổi nhãn hiệu thì sẽ cần phải tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mới.
2. Thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiện mới được thực hiện thế nào?
Theo như phân tích nêu trên, nếu muốn thay đổi mẫu nhãn hiệu sau khi đã nộp đơn đăng ký, cần phải có yêu cầu bằng văn bản của Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu chủ sở hữu muốn tự mình thay đổi mẫu nhãn hiệu, thì cần phải thực hiện thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mới. Theo đó, thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mới sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ trong trường hợp này sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Mẫu nhãn hiệu;
– Danh mục các sản phẩm và dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
– Các giấy tờ và tài liệu khác liên quan đến nhãn hiệu;
–
Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đơn, đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi thông qua đường bưu điện tới cơ quan có thẩm quyền. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động thẩm định hình thức đơn. Từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Trong trường hợp đơn được coi là hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định chấp nhận đơn. Trong trường hợp đơn không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn, kèm theo các lý do chính đáng.
Bước 3: Công bố đơn. Sau khi đã có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Tiến hành hoạt động thẩm định nội dung đơn. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá khả năng được bảo hộ của các đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, từ đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng với quy định của pháp luật. Sau đó ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Nếu các đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu. Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo hộ, người nộp đơn cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đúng hạn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu đó, ghi vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu, sau đó công bố trên Công báo sở hữu trí tuệ.
3. Tổ chức, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện gì thì sẽ có quyền đăng ký nhãn hiệu?
Các tổ chức và cá nhân cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây thì mới có quyền đăng ký nhãn hiệu. Cụ thể như sau:
– Các tổ chức và cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do chính các tổ chức và cá nhân đó sản xuất, hoặc các dịch vụ do chính các tổ chức hoặc cá nhân đó cung cấp;
– Các tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động thương mại, tìm kiếm lợi nhuận hợp pháp có thực hiện hoạt động đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm mà mình đưa ra trên thị trường, tuy nhiên nhãn hiệu đó do người xác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó phục vụ cho các sản phẩm của họ, đồng thời người sản xuất cũng không phản đối với việc các tổ chức và cá nhân đăng ký nhãn hiệu đó;
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp sẽ có quyền đăng ký nhãn hiệu để các thành viên của tổ chức sử dụng phù hợp với quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Đối với các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa và dịch vụ, các tổ chức có quyền đăng ký được xác định là tổ chức tập thể của các cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương đó. Đối với các địa danh hoặc các dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý/đặc sản của địa phương, thì việc đăng ký sẽ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, nguồn gốc và đặc tính, các tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa và dịch vụ sẽ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ đó. Đối với các địa danh và các dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý và đặc sản của địa phương thì quá trình đăng ký cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
– Người có quyền đăng ký, trong đó bao gồm cả người nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho các chủ thể khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để kế thừa/thừa kế theo quy định của pháp luật, với điều kiện các chủ thể được chuyển giao cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng;
– Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước được xác định là thành viên của các điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện hoạt động đăng ký nhãn hiệu đó, Việt Nam cũng là một trong những nước thành viên của điều ước đó, thì đại diện hoặc đại lý đó sẽ không được phép thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, chưa trường hợp có lý do chính đáng khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.