Cầm đồ là một trong những hoạt động pháp lý diễn ra phổ biến tại nước ta hiện nay. Liên quan đến hoạt động cầm đó, có rất nhiều vướng mắc xoay quanh việc cá nhân, tổ chức có được thanh lý tài sản cầm đồ không chính chủ không?
Mục lục bài viết
1. Có được thanh lý tài sản cầm đồ không chính chủ không?
Cầm đồ là một giải pháp tài chính có hợp đồng và có kỳ hạn, qua việc thế chấp tài sản phi tiền mặt để nhận tiền mặt. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm đồ. Khi tiến hành kinh doanh dịch vụ cầm đồ, cá nhân, tổ chức phải thực hiện đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Xét về bản chất, cầm đồ chính là việc cầm cố tài sản. Tại đó, các cá nhân sẽ sử dụng tài sản của mình để cầm cố, đảm bảo cho khoản vay.
Theo quy định của pháp luật, tài sản cầm đồ phải là tài sản của cá nhân thực hiện hoạt động cầm cố tài sản. Và chỉ khi xác minh được tài sản đó thuộc quyền sử dụng, sở hữu của người đi cầm cố, bên cầm đồ mới được sử dụng tài sản đó làm vật bảo đảm.
Vậy nên, có thể khẳng định, hành vi cầm cố tài sản không thuộc quyền sở hữu của người vay tiền là hành vi vi phạm pháp luât.
Vậy các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ cầm đồ có được thanh lý tài sản cầm đồ không chính chủ không?
Theo quy định của bộ luật dân sự 2015, chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Người được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí, lợi ích của chủ sở hữu
Như vậy, theo nội dung phân tích nêu trên, khi một cá nhân, tổ chức cầm cố tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình, bên cầm đồ không được nhận cầm đồ. Hoặc ngay cả trong trường hợp bên vay không đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, bên nhận cầm đồ cũng không được thanh lý tài sản cầm đồ không chính chủ.
Ví dụ: Doanh Nghiệp cầm đồ X nhận tài sản cầm cố của anh Nguyễn Văn B là một chiếc ô tô trị giá 500 triệu. Tuy nhiên, chiếc xe này không thuộc quyền sở hữu của anh B. Hết thời hạn trả nợ, doanh nghiệp X muốn thanh lý chiếc ô tô, và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền phát giác và xử phạt do thanh lý tài sản cầm đồ không chính chủ.
2. Nhận cầm đồ không chính chủ thì bị xử lý như thế nào?
– Tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:
Chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Không duy trì đúng và đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự trong quá trình hoạt động kinh doanh;
+ Cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
+ Làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
+ Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
+ Cho mượn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
+ Kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
+ Trực tiếp giao con dấu cho khách hàng mà không chuyển con dấu cho cơ quan Công an có thẩm quyền để đăng ký theo quy định của pháp luật;
+ Cung cấp bản thiết kế mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cho những người không có thẩm quyền;
+ Nhận cầm cố tài sản nhưng không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật;
+ Nhận cầm cố tài sản mà không lưu giữ tài sản cầm cố hoặc không lưu giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố tại cơ sở kinh doanh trong thời gian cầm cố tài sản đối với tài sản theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó;
+ Nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có
+ Bán hoặc cung cấp thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên cho những đối tượng không có giấy phép sử dụng loại thiết bị trên hoặc có giấy phép sử dụng nhưng không đúng nội dung ghi trong giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Sản xuất, nhập khẩu, mua, bán thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên vượt quá tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng đối với các thiết bị còi, đèn theo quy định của pháp luật;
+ Sử dụng người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoặc trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hoặc làm nhân viên dịch vụ bảo vệ.
Như vậy, theo quy định tại điều luật này, nếu đối tượng nào có hành vi nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có
– Khoản 7 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định, đối với hành vi nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố thì còn bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi vi phạm.
Vậy nên, đối với việc nhận cầm cố xe máy, ô tô không chính chủ, chủ thể vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị xử phạt bổ sung là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
3. Tự ý sử dụng tài sản của người khác để đi cầm đồ thì bị xử lý như thế nào?
Hoạt động cầm đồ diễn ra phổ biến tại nước ta. Nhu cầu vay tiền cùng hình thức giao dịch cầm đồ nhanh gọn là một trong những lỗ hổng để những đối tượng xấu thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, bảo vệ quyền sở hữu tài sản của các cá nhân.
Xét trong thực tế hiện nay, việc nhận cầm cố tài sản không chính chủ diễn ra khá phổ biến. Xét về nguồn gốc của những tài sản bị cầm cố này, có thể có được do hành vi bất chính, vi phạm pháp luật. Một câu hỏi được đặt ra là cá nhân dùng xe máy, ô tô của người khác đi cầm đồ bị xử lý như thế nào?
– Nếu tài sản mà cá nhân mang đi cầm cố là tài sản có được do hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thì chủ thể này hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, cá nhân vi phạm tùy vào mức độ phạm tội, giá trị trị của tài sản mà sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm.
– Nếu tài sản cầm cố do người cầm cố lừa đảo mà có, thì cá nhân cầm cố tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, chủ thể vi phạm tùy vào mức độ phạm tội và giá trị tài sản mà có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm; phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm, hoặc chung thân.
– Nếu tài sản có được do trộm cắp, cướp giật tài sản, thì chủ thể cầm cố tài sản sẽ bị xử lý theo pháp luật về tội danh tương ứng. Mức xử phạt được áp dụng phụ thuộc vào tính chất của hành vi, giá trị của tài sản.
Như vậy, khi sử dụng tài sản người khác đi cầm cố. Mà những nguồn tài sản này có được từ những hành vi vi phạm, thì chủ thể vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với từng tội danh cụ thể khi đã có đủ chứng cứ. Hoặc trong một số trường hợp, nếu mức độ vi phạm nhẹ hơn, các cá nhân, tổ chức có thể bị xử phạt hành chính.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự 2015;
Bộ luật hình sự 2015;
Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.