Tặng cho tài sản chung của vợ chồng đang trở thành một loại giao dịch dân sự phức tạp và phát sinh nhiều tranh chấp tại tòa án nhân dân hiện nay. Vậy có được tặng cho con tài sản chung khi vợ không đồng ý hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được tặng cho con tài sản chung khi vợ không đồng ý không?
Giao dịch dân sự tặng cho tài sản chung giữa bố mẹ sang con cái là một trong những loại hình giao dịch diễn ra vô cùng phổ biến trong đời sống hiện nay. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Có được tặng cho con tài sản chung khi vợ không đồng ý hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về việc sử dụng và định đoạt tài sản chung của vợ chồng. căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về tài sản chung của vợ chồng. Cụ thể như sau:
– Việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung của vợ chồng sẽ dò vợ chồng tự nguyện thỏa thuận, quá trình thỏa thuận hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và nguyện vọng của các bên. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng để có thể đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của gia đình thì đây sẽ được coi là có sự đồng ý của bên còn lại, không cần phải thực hiện hoạt động thỏa thuận với vợ chồng. Tuy nhiên cần phải lưu ý, nhu cầu thiết yếu trong trường hợp này sẽ được xác định là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn mặc, học tập, khám chữa bệnh và các nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi gia đình và mỗi con người;
– Tài sản chung của vợ chồng bao gồm các loại cơ bản sau:
+ Tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, tài sản do vợ chồng thu nhập suất phát từ lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân;
+ Hoa lợi và lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Bao gồm: Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của chồng là các sản vật tự nhiên mà vợ chồng có được từ tài sản riêng, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ hoặc lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của chồng là các khoản lợi mà vợ chồng có được từ việc khai thác tài sản riêng;
+ Thu nhập hợp pháp khác có được trong thời kỳ hôn nhân. Bao gồm: Khoản tiền lương, tiền trúng thưởng xổ số, các khoản tiền trợ cấp theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp đó là khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ chồng nhận được theo quy định của pháp luật và yêu đãi đối với người có công với cách mạng), tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 đối với vật vô chủ, vẫn bị chôn vùi, vật bị chìm đắm, vật bị bỏ rơi, bị bỏ quên, gia súc hoặc gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước … và các thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
+ Tài sản mà vợ chồng có được từ thừa kế chung hoặc được tặng cho chung, các loại tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung;
+ Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân cũng sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng được nhận thừa kế riêng hoặc được nhận tặng cho riêng hoặc có được thông qua các giao dịch bằng tài sản riêng.
– Việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
+ Bất động sản;
+ Động sản theo quy định của pháp luật phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu;
+ Tài sản đang được xác định là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu cho gia đình.
Theo đó có thể nói, trong trường hợp vợ hoặc chồng tự tiện định đoạt tài sản chung của vợ chồng thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định về thỏa thuận bằng văn bản thì bên còn lại hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, sau đó giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu căn cứ theo quy định tại Điều 131 của Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó thì có thể nói, căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng, các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng sẽ phải do vợ chồng cùng nhau thỏa thuận và thống nhất ý chí.
Về bản chất, khi muốn tặng cho con tài sản chung của vợ chồng thì cần phải có sự thống nhất và bàn bạc của cả hai vợ chồng. Việc người chồng tặng cho con toàn bộ tài sản chung thì sẽ phải được sự đồng ý của cả chồng và cả vợ chồng quan hệ hôn nhân. Nếu như chồng tự tiện làm thủ tục tặng cho toàn bộ tài sản chung của vợ chồng cho con nhưng không được sự đồng ý của người vợ thì đương nhiên giao dịch đó sẽ không hợp pháp, đối với bất động sản thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký đất đai sẽ không làm thủ tục đăng ký sang tên cho người con trong trường hợp này. Theo đó, người vợ trong trường hợp này có thể gửi đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Tuy nhiên cần phải lưu ý, trong trường hợp người vợ không đồng ý tặng cho con tài sản chung của vợ chồng thì người chồng vẫn có thể tặng cho con nhưng chỉ được phép tặng cho phần đất thuộc quyền sở hữu/sử dụng của mình.
2. Hướng giải quyết khi một bên vợ/chồng tự ý tặng cho con tài sản chung:
Hướng giải quyết khi một bên vợ chồng tự tiện tặng cho con tài sản chung đó là các bên cần phải ngồi lại để thỏa thuận và thương lượng với nhau để tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Nếu như không thể tìm được tiếng nói chung thì người vợ sẽ cần phải nộp đơn khởi kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. Tòa án được xem là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng, giao dịch bất động sản căn cứ theo quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Trình tự và thủ tục nộp đơn yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng tặng cho vô hiệu sẽ trải qua lộ trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục yêu cầu tuyên bố hợp đồng tặng cho tài sản chung vô hiệu. Thành phần giấy tờ trong trường hợp này có thể bao gồm các loại tài liệu như sau: Đơn yêu cầu theo mẫu do pháp luật quy định, giấy tờ tùy thân của người yêu cầu, các loại giấy tờ chứng minh đối tượng trong hợp đồng tặng cho là tài sản chung của vợ chồng, các loại bằng chứng chứng minh việc người chồng tặng cho con tài sản chung khi chưa được sự đồng ý của người vợ … và các loại giấy tờ khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Tòa án sẽ thụ lý hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì sẽ yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung sao cho đầy đủ, nếu nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ thì sẽ ghi vào sổ thụ lý.
Bước 3: Mở phiên hòa giải và công khai chứng cứ. Trong trường hợp hòa giải không thành thì sẽ đưa vụ án ra xét xử. Hệ quả của hợp đồng tặng cho vô hiệu đó là các bên sẽ hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận căn cứ theo quy định tại Điều 131 của Bộ luật dân sự năm 2015.
3. Con chưa thành niên có được nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ cha mẹ không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, pháp
– Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi;
– Giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập và thực hiện;
– Người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập và thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi;
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập và thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, liên quan đến động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Như vậy, con chưa thành niên vẫn sẽ được quyền nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ cha mẹ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.