Người khuyết tật là đối tượng phải đối mặt với nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyền cơ bản của con người, cần phải được bảo vệ một cách tốt nhất. Vậy có được phép tách trẻ em khỏi cha mẹ vì lí do cha mẹ khuyết tật hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được tách trẻ em khỏi cha mẹ vì cha mẹ bị khuyết tật không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 có quy định về vấn đề tôn trọng tổ ấm và gia đình. Cụ thể như sau:
– Quốc gia thành viên cần phải tiến hành các biện pháp cần thiết và hiệu quả, cần phải tiến hành nhiều biện pháp thích hợp để xóa bỏ sự phân biệt đối xử đối với những người được xác định là người khuyết tật trong tất cả các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình, cha mẹ, họ hàng dựa trên cơ sở bình đẳng lẫn nhau để đảm bảo một số vấn đề cơ bản sau: Công nhận quyền của tất cả những người khuyết tật ở mọi độ tuổi khác nhau được thực hiện quyền kết hôn và xây dựng gia đình dựa trên cơ sở tự nguyện và phù hợp với hoàn cảnh của những người đó, công nhận quyền của người khuyết tật để họ được toàn quyền quyết định một cách có trách nhiệm về con cái và quyền được tiếp cận thông tin cũng như tiếp cận về lĩnh vực giáo dục trong hoạt động sinh sản kế hoạch hóa gia đình phù hợp với lứa tuổi, cung cấp cho họ những phương tiện cần thiết để thực hiện các quyền cơ bản của con người, người khuyết tật trong đó bao gồm cả trẻ em kiềm chế sinh sản dựa trên cơ sở bình đẳng với những người khác;
– Các quốc gia thành viên của công ước phải đảm bảo quyền và trách nhiệm của những người khuyết tật đối với việc trông giữ và bảo trợ, uỷ thác và nhận nuôi trẻ em, hoặc các quan hệ tương tự khác, trong mọi trường hợp lợi ích tốt nhất của trẻ em phải được đặt lên hàng đầu, các quốc gia thành viên của công ước cần phải cung cấp cho người khuyết tật sự hỗ trợ thích hợp để họ thực hiện trách nhiệm chăm sóc trẻ em một cách tốt nhất;
– Các quốc gia thành viên của công ước phải đảm bảo rằng trẻ em khuyết tật có quyền được tôn trọng cuộc sống gia đình một cách bình đẳng và ấm no hạnh phúc. Để hướng tới biến quyền này trở thành hiện thực và để ngăn cản mọi hành vi che giấu, bỏ rơi hoặc vô trách nhiệm, cách ly trẻ em khuyết tật, các quốc gia thành viên của công ước cần phải cam kết cung cấp mọi thông tin dịch vụ và sự hỗ trợ kịp thời toàn diện cho trẻ em khuyết tật và gia đình của họ;
– Các quốc gia thành viên của công ước cần phải đảm bảo rằng trẻ em không bị tách rời khỏi cha mẹ trái với ý muốn của đứa trẻ, loại trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định phù hợp với quy định của pháp luật và thủ tục có hiệu lực rằng việc tách trẻ em khỏi cha mẹ của chúng là cần thiết và xuất phát từ lợi ích tốt nhất của trẻ em, quyết định này phải được xem xét về tất cả các khía cạnh khác nhau trên thực tế. Trong mọi trường hợp, các quốc gia thành viên không bao giờ được phép bác cho em hỏi cha mẹ dựa trên cơ sở sự khuyết tật của trẻ, sự khuyết tật của cha/mẹ hoặc sự khuyết tật của cả hai cha mẹ;
– Khi gia đình ruột thịt của trẻ em khuyết tật không thể chăm sóc trẻ em đó thì các quốc gia thành viên của công ước cần phải tiến hành mọi nỗ lực cần thiết để cung cấp dưỡng chăm sóc thay thế, nếu như không được thì cần phải chăm sóc tại cộng đồng hoặc tại một nơi bố trí như gia đình để cho trẻ em phát triển một cách toàn diện.
Như vậy có thể nói, việc trẻ em khuyết tật bị tách rời khỏi cha mẹ của các em phải được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật, việc tách trẻ em ra khỏi cha mẹ phải xuất phát từ lợi ích cần thiết tốt nhất cho đứa trẻ và quyết định này phải được xem xét lại về mặt tư pháp. Trong mọi trường hợp, không bao giờ được tách trẻ em hỏi cha mẹ dựa trên cơ sở sự quyết đoán của đứa trẻ, hoặc sự quyết tâm của cả hai cha mẹ, hoặc sự khuyết tật của một cha/một mẹ. Hay nói cách khác, không được tách trẻ em khỏi cha mẹ vì lý do cha mẹ bị khuyết tật.
2. Mức xử phạt hành vi tách trẻ em khỏi cha mẹ vì cha mẹ bị khuyết tật:
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 130/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định khi thực hiện các hành vi nghiêm cấm đối với người khuyết tật. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện hành vi kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật, hành vi cản trở quyền kết hôn hoặc quyền nuôi con hợp pháp đối với những người khuyết tật, cản trở người khuyết tật sống độc lập và hòa nhập với môi trường xung quanh, hòa nhập với cộng đồng, cản trở người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, cản trở người khuyết tật thực hiện các quyền tiếp cận đối với công nghệ thông tin;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không thực hiện trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng đối với người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi lợi dụng hình ảnh hoặc lợi dụng thông tin cá nhân và tính trạng của người khuyết tật, nhằm mục đích trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi lôi kéo hoặc dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật dưới bất kỳ hình thức nào nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là bắt buộc phải nộp lại toàn bộ số lợi nhuận thu được bất hợp pháp từ hành vi vi phạm pháp luật mà có.
Như vậy có thể nói, hành vi tách trẻ em có cha mẹ vì lý do cha mẹ của chúng là người khuyết tật có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
3. Thời hiệu xử phạt hành vi tách trẻ em khỏi cha mẹ vì cha mẹ bị khuyết tật:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 của Nghị định 130/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2022. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 6 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022, thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tách trẻ em khỏi cha mẹ vì cả cha và mẹ đều là người khuyết tật là 01 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2022;
– Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007;
– Nghị định 130/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em;
– Thông báo 08/2015/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về hiệu lực của Công ước về quyền của người khuyết tật (Convention on the Rights of Persons with Disabilities).