Hiện nay, nguồn nhân lực lao động trong dịch vụ karaoke hầu như còn trong độ tuổi rất trẻ chưa đủ 18. Việc sử dụng lao động dưới 18 tuổi trong dịch vụ karaoke có hợp pháp hay không? Xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Có được sử dụng lao động dưới 18 tuổi tại quán karaoke?
- 2 2. Sử dụng lao động tại các nơi bị cấm làm việc đối với người lao động dưới 18 tuổi có mức xử lý vi phạm hành chính như thế nào?
- 3 3. Nguyên tắc sử dụng người lao động dưới 18 tuổi:
- 4 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền xử phạt tổ chức kinh doanh dịch vụ karaoke thuê người lao động dưới 18 tuổi làm việc không?
1. Có được sử dụng lao động dưới 18 tuổi tại quán karaoke?
Câu hỏi: Anh Vũ, ở Long An đặt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi cần được luật sư giải đáp như sau: Tôi có cháu gái năm nay 16 tuổi là con ruột của em trai tôi, do bố mẹ đi làm ăn xa nên tôi là người chăm sóc cháu là chủ yếu. Gần đây, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cháu có xin phép tôi đi làm thêm ở quán karaoke. Tuy nhiên, do trong môi trường làm việc đó có nhiều thứ tiêu cực sợ ảnh hưởng đến cháu, hơn nữa do cháu còn nhỏ nên tôi sợ cháu bị quỵt tiền lương. Do vậy tôi muốn hỏi luật sư là liệu quán karaoke nhận người lao động dưới 18 tuổi như vậy có được không? Tôi xin cảm ơn luật sư đã giải đáp câu hỏi của tôi!
Chào anh Vũ, cảm ơn anh đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, sau khi tìm hiểu các quy định mới nhất của pháp luật, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời giải đáp cho câu hỏi của anh như sau:
Theo khoản 2 Điều 147
Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:
– Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
– Công trường xây dựng;
– Cơ sở giết mổ gia súc;
– Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;
– Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
Như vậy, quán karaoke, bar không được sử dụng người lao động dưới 18 tuổi. Trường hợp một số quán bar, quán karaoke thuê người lao động dưới 18 tuổi phục vụ là hành vi vi phạm pháp luật.
2. Sử dụng lao động tại các nơi bị cấm làm việc đối với người lao động dưới 18 tuổi có mức xử lý vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về lao động chưa thành niên như sau:
Vi phạm về quy định về lao động chưa thành niên
– Đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng:
+ Người sử dụng lao động sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm các công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của
+ Người sử dụng lao động sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm những công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Lao động hoặc người sử dụng lao động sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc được pháp luật cho phép mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Người sử dụng lao động sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc mà bị cấm hoặc làm việc tại những nơi làm việc bị cấm quy định tại Điều 147 của Bộ luật Lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, căn cư theo quy định nêu trên thì người sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Nguyên tắc sử dụng người lao động dưới 18 tuổi:
Căn cứ theo quy định tại Điều 144
– Theo quy định hiện nay thì lao động chưa thành niên sẽ chỉ được làm những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm được sự phát triển toàn diện về thể lực, trí lực, nhân cách.
– Trường hợp người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên phải có trách nhiệm quan tâm chăm sóc đến người lao động về các mặt như: lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
– Khi sử dụng lao động chưa thành niên, thì người sử dụng lao động phải có được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc những người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ về họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả của những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
– Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội đối với lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Như vậy, dựa theo nguyên tắc sử dụng lao động dưới 18 tuổi gồm có:
– Lao động chưa thành niên sẽ chỉ được làm những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
– Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên thì phải có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
– Khi sử dụng lao động chưa thành niên, thì người sử dụng lao động sẽ phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
– Người sử dụng lao động cần phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền xử phạt tổ chức kinh doanh dịch vụ karaoke thuê người lao động dưới 18 tuổi làm việc không?
Căn cứ khoản 3 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các quyền sau đây:
+ Ra quyết định phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền có giá trị đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội được quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
+ Phạt tiền có giá trị đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
+ Áp dụng các hình thức để xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này thì thẩm quyền để xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Như vậy, theo như quy định được nêu trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt tiền lên tới 150.000.000 đồng. Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ đủ thẩm quyền để xử phạt hành chính nếu tổ chức kinh doanh dịch vụ karaoke thuê người lao động dưới 18 tuổi làm việc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.