Người sử dụng lao động (NSDLĐ) khi xử lý kỷ luật lao động phải tuân theo các quy định của pháp luật. Vậy, NSDLĐ có được sa thải người lao động (NLĐ) tham gia đình công không?
Mục lục bài viết
1. NSDLĐ có được sa thải NLĐ tham gia đình công không?
1.1. Quyền đình công của NLĐ:
Đình công là một trong những quyền hợp pháp của NLĐ được ghi nhận trong
Điều 208
– Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, bao gồm mọi hành động nhằm ngăn cản hoặc làm khó khăn cho NLĐ khi họ đình công, bao gồm cả việc kích động, lôi kéo, hoặc ép buộc họ tham gia vào các hoạt động không mong muốn; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc. Những hành vi này đều làm ảnh hưởng đến quyền lợi và tự do của NLĐ trong việc thực hiện quyền đình công, và do đó bị nghiêm cấm để bảo vệ quyền của NLĐ.
– Chấm dứt
– Trù dập, trả thù NLĐ tham gia đình công, người lãnh đạo đình công. Trong quá trình đình công, hành vi trù dập và trả thù NLĐ tham gia đình công, cũng như người lãnh đạo đình công, là những hành động không chỉ bị nghiêm cấm mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả các bên liên quan và doanh nghiệp nói chung.
– Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng. Việc ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm trật tự và an toàn công cộng trong quá trình đình công là cực kỳ quan trọng để bảo vệ cả quyền lợi của những người tham gia đình công và an ninh, trật tự công cộng của toàn xã hội.
– Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của NSDLĐ. Đây là những hành vi mà không chỉ gây ra tổn thất về tài sản mà còn có thể gây ra nguy hiểm cho an ninh, trật tự công cộng và sức khỏe của mọi người trong khu vực đình công. Hành vi này vừa vi phạm pháp luật vừa làm sai lệch mục tiêu và ý nghĩa của đình công.
– Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình đình công bao gồm việc lợi dụng đình công để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, như gây rối trật tự, phá hủy tài sản hoặc quấy rối người khác.
Như đã phân tích ở trên, NSDLĐ bị nghiêm cấm thực hiện các biện pháp xử lý kỷ luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với NLĐ, người lãnh đạo đình công hoặc điều động họ sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do liên quan đến việc chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
1.2. Các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật sa thải:
Ngoài ra, theo điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với NLĐ chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:
– NLĐ có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc hoặc tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của NSDLĐ, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với tài sản và lợi ích của NSDLĐ được quy định trong nội quy lao động;
– NLĐ thực hiện hành vi tham ô, trộm cắp, cố ý gây thương tích, đánh bạc, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
– NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày (tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc) mà không đưa ra lý do chính đáng;
– NLĐ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm (NLĐ lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật) trong thời gian chưa xóa kỷ luật.
Trong các trường hợp được xem xét là có lý do chính đáng, bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, hoặc khi bản thân hoặc thân nhân của NLĐ mắc bệnh có được xác nhận từ cơ sở y tế có thẩm quyền, cũng như các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, đối chiếu với quy định ở trên, NSDLĐ không được phép sa thải NLĐ tham gia đình công.
1.3. Mức xử phạt đối với hành vi sa thải người lao động tham gia đình công:
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, NSDLĐ sẽ bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng khi có hành vi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tiến hành xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ, người lãnh đạo đình công hoặc điều động họ sang làm các công việc khác hoặc đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
Sa thải là một trong những hình thức xử lý kỷ luật lao động. Như vậy, chiếu theo quy định trên, NSDLĐ sa thải NLĐ tham gia đình công sẽ bị phạt tiền tiền từ 05 đến 10 triệu đồng.
Cần lưu ý rằng, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức xử phạt hành chính trên là mức áp dụng đối với NSDLĐ là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp đôi.
2. NLĐ có được trả lương trong thời gian diễn ra đình công không?
Tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của NLĐ trong thời gian diễn ra đình công được quy định tại Điều 207 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
– Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, NLĐ tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật;
– NLĐ không tham gia đình công nhưng buộc phải ngừng thực hiện công việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động. Lương ngừng việc sẽ được tính như sau: Nếu do lỗi của NLĐ thì người đó không được trả lương; những NLĐ khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo đó quy định này, NLĐ tham gia đình công không được trả lương và hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên.
3. Trong thời gian diễn ra đình công, doanh nghiệp có được đóng cửa nơi làm việc không?
Nội dung này thuộc về quyền hạn của NSDLĐ. Theo đó, khoản 3 Điều 203 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:
NSDLĐ có quyền:
– Tạm đóng cửa nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản;
– Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện NLĐ đang tổ chức và lãnh đạo đình công;
– Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp.
Như vậy, NSDLĐ có quyền tạm đóng cửa nơi làm việc trong thời gian diễn ra đình công nếu xét thấy cần thiết để bảo vệ tài sản hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động bình thường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
-
Bộ luật Lao động năm 2019;
-
Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
-
Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.