Lao động có tay nghề là loại hình lao động đang ngày càng được ưa chuộng trong thị trường mới, đó là lực lượng lao động có chuyên môn và có kinh nghiệm để thực hiện các công việc phức tạp. Vậy có được phép rút ngắn thời gian thử việc của lao động có tay nghề hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được rút ngắn thời gian thử việc lao động có tay nghề không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của
– Người sử dụng lao động và người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau về nội dung thử việc, nội dung thử việc đó cần phải được ghi trong
– Nội dung chủ yếu của
– Không được áp dụng hình thức thử việc đối với người lao động tiến hành thủ tục giao kết
Về thời gian thử việc, căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về thời gian thử việc. Theo đó, thời gian thử việc của người lao động sẽ được thực hiện theo sự thỏa thuận với người sử dụng lao động, quá trình thỏa thuận về thời gian thử việc của người lao động sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc, tuy nhiên chỉ được thử việc một lần đối với 01 công việc, và đảm bảo đầy đủ các điều kiện thử việc như sau:
– Không vượt quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn nhà nước đầu tư trong quá trình sản xuất và kinh doanh tại doanh nghiệp;
– Không được vượt quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện và trình độ chuyên môn và kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Không vượt quá 30 ngày đối với các công việc có chức danh nghề nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về trình độ chuyên môn kĩ thuật trung cấp, công nhân kĩ thuật hoặc nhân viên nghiệp vụ;
– Không vượt quá 06 ngày làm việc đối với các công việc khác.
Theo đó thì có thể nói, trong quá trình thực hiện hoạt động thử việc, cần phải tuân thủ đầy đủ thời gian thử việc nêu trên.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về vấn đề kết thúc thời gian thử việc. Cụ thể như sau:
– Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động sẽ cần phải có nghĩa vụ thông báo về kết quả thử việc trong quá trình thử việc cho người lao động trên thực tế;
– Trong trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động cần phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động mà các bên đã giao kết ban đầu đối với trường hợp, hợp đồng lao động có ghi nhận thỏa thuận thử việc trong đó, hoặc người sử dụng lao động cần phải tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng lao động với người lao động đối với trường hợp các bên không lồng ghép thoả thuận thử việc trong hợp đồng lao động mà giao kết hợp đồng thử việc riêng biệt;
– Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động cần phải chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết trong trường hợp hợp đồng lao động có lồng ghép điều khoản thử việc, hoặc chấm dứt hợp đồng thử việc trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng thử việc riêng biệt;
– Trong thời gian thử việc, người lao động và người sử dụng lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc, hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần phải thực hiện nghĩa vụ báo trước, không phải có trách nhiệm bồi thường.
Như vậy, pháp luật lao động hiện nay chỉ quy định thời gian thử việc tối đa, mà không giới hạn thời gian thử việc tối thiểu của người lao động có tay nghề. Vì vậy người sử dụng lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với người lao động về việc rút ngắn thời gian thử việc của người lao động có tay nghề.
2. Tiền lương trong thời gian thử việc của lao động có tay nghề được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về tiền lương thử việc. Theo đó, tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc sẽ do người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận với nhau, tuy nhiên cần phải ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó.
Trong đó, căn cứ theo quy định tại Điều 90 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về tiền lương. Cụ thể như sau:
– Tiền lương là số tiền mà người lao động được nhận từ người sử dụng lao động qua quá trình làm việc của mình, tức là người sử dụng lao động sẽ trả cho người lao động theo thỏa thuận với người lao động, để người lao động thực hiện các công việc trên thực tế. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc, mức lương theo chức danh, phụ cấp lương và kèm theo các khoản bổ sung khác;
– Mức lương theo công việc hoặc mức lương theo chức danh theo quy định của pháp luật sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
– Người sử dụng lao động sẽ cần phải đảm bảo hoạt động trả lương bình đẳng giữa những người lao động với nhau, không được có hành vi phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị tương đương nhau.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, tiền lương của người lao động, trong đó có lao động có tay nghề trong khoảng thời gian thử việc sẽ do người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận, tuy nhiên tiền lương của người lao động ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó đối với lao động chính thức.
3. Quyền và nghĩa vụ của người lao động thử việc có tay nghề:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của người lao động thử việc có tay nghề sẽ bao gồm các vấn đề cơ bản như sau:
– Được quyền làm việc tự do, tự do lựa chọn nơi làm việc, tự do lựa chọn việc làm theo nhu cầu và nguyện vọng của bản thân, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật, không bị phân biệt đối xử và cưỡng bức lao động dưới bất kỳ hình thức nào, không bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Hưởng lương phù hợp với trình độ và kỹ năng nghề của mình dựa trên sự thỏa thuận với người sử dụng lao động, được trang bị đầy đủ các đoạn bảo hộ lao động và làm việc trong điều kiện lao động đảm bảo an toàn về vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, được hưởng chế độ nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể cùng với các chính sách, quyền lợi lao động khác theo quy định của pháp luật, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã dành cho người lao động;
– Thành lập hoặc tham gia hoạt động trong các tổ chức đại diện người lao động, các tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật về lao động;
– Yêu cầu tham gia hoạt động đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ và thương lượng tập thể với người sử dụng lao động trong nhiều vấn đề khác nhau, người lao động cũng được quyền tham vấn tại nơi làm việc về vấn đề bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của mình, tham gia quá trình quản lý theo nội dung và quy chế của người sử dụng lao động đã đưa ra;
– Đình công hợp pháp theo quy định của pháp luật, tiến hành hoạt động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phù hợp với quy định của pháp luật khi có căn cứ;
– Từ chối làm việc nếu có căn cứ xác định nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của mình trong quá trình thực hiện công việc đó;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật;
– Người lao động phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ hợp đồng lao động, tuân thủ đầy đủ thỏa ước lao động tập thể, quy định của pháp luật về lao động và thỏa thuận hợp pháp khác với người sử dụng lao động;
– Có nghĩa vụ chấp hành đầy đủ kỷ luật lao động, nội qui lao động, tuân thủ theo sự điều hành và giám sát, quản lý của người sử dụng lao động;
– Thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, vấn đề bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Lao động năm 2019;