Có được quy định trong nội quy về hành vi uống rượu bia vào công ty sẽ bị sa thải không? Xử lý lao động có hành vi uống rượu bia gây rồi tại công ty như thế nào cho đúng?
Có được quy định trong nội quy về hành vi uống rượu bia vào công ty sẽ bị sa thải không? Xử lý lao động có hành vi uống rượu bia gây rồi tại công ty như thế nào cho đúng?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có 2 vấn đề cần trợ giúp: 1. Trường hợp
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Thứ nhất: Xử lý kỷ
Kỷ
“2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự tại nơi làm việc;
c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.”
Những nội dung chủ yếu của nội quy lao động theo Khoản 2 Điều 19, Luật lao động 2012 được quy định như sau:
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ ngắn ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hàng tuần; nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
– Trật tự tại nơi làm việc: Quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động (trừ trường hợp thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và sức khỏe của mình).
– An toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc: Trách nhiệm nắm vững các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; chấp hành biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tuân thủ nội quy, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động; sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc.
– Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động: Danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ phải bảo vệ thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.
– Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất: Danh mục hành vi vi phạm, mức độ vi phạm tương ứng với các hình thức xử lý kỷ luật lao động; mức độ thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên trước khi ban hành nội quy la động thì người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Trong trường hợp này của bạn nếu như trong nội quy lao động quy định về hình thức kỷ luật lao động đối với người lao động đã uống rượu vào công ty là khiển trách thì chỉ được áp dụng hình thức khiển trách. Trừ trường hợp người sử dụng lao động chứng minh được hành vi uống rượu vào công ty đó của người lao động gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 1, Điều 126, Luật lao động 2012 quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
Ngoài hình thức xử lý kỷ luật sa thải người sử dụng lao động phải chứng minh được hành vi uống rượu sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng ra thì người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách, kéo dài thời gian nâng lương hoặc cách chức đối với người có chức vụ trong công ty theo quy định tại Điều 125, Luật lao động 2012.
>>>
Thứ hai: Nôi dung trên có thể đưa vào nội quy công ty.
Nếu như để đảm bảo an toàn lao động, đảm bảo yêu cầu sản xuất và hành vi uống rượu trước khi vào nơi làm việc gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động thì người lao động có thể thêm nội dung cấm hành vi uống rượu vào nơi làm việc và có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với hành vi trên. Trước khi ban hành nội quy đó, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và phải thông báo với người lao động nội quy; những nội dung chính phải được niêm yết nơi cần thiết tại nơi làm việc theo quy định của Luật lao động 2012 và luật khác có liên quan.