Theo quy định, Chiến sĩ Cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ của mình cũng phải tuân theo Hiến Pháp và Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó cũng phải kể đến trách nhiệm chịu sự giám sát của người dân. Vậy người dân thực hiện việc quay phim, chụp hình CSGT đang làm nhiệm vụ có đúng quy định hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được quay phim, chụp hình CSGT đang làm nhiệm vụ?
Từ trước đến nay, Cảnh sát giao thông luôn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông. Đây được coi là một trong những lực lượng nòng cốt điều khiển hoặc phục vụ trong một đơn vị kiểm soát giao thông hoặc đường bộ, và chịu trách nhiệm thực thi các quy tắc và hướng dẫn của giao thông đường bộ. Có thể thấy, nhiệm vụ chính của Cảnh sát giao thông là điều phối và quản lý hoạt động tham gia giao thông của người dân, cũng như để bảo đảm an toàn và trật tự cho các hoạt động giao thông.
Khi cá nhân đủ điều kiện để trở thành cảnh sát giao thông thì được trao thẩm quyền hướng dẫn người dân khi tham gia giao thông. Trong một số trường hợp cũng có thể yêu cầu các cá nhân tham gia giao thông dừng lại hoặc tuân thủ các hướng dẫn cụ thể để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người trên đường; hoặc nếu phát hiện hành vi vi phạm thì có thể lập biên bản xử phạt hành chính. Chính vì thẩm quyền được trao riêng cho cá nhân đang thi hành công vụ nên nhiều trường hợp người dân có những thắc mắc và ý kiến trái chiều về các vấn đề xoay quanh đến hành vi của cảnh sát giao thông. Nhu cầu được quay phim, chụp hình CSGT cũng diễn ra thường xuyên hơn. Vậy, người dân thực hiện hoạt động này có vi phạm pháp luật hay không thì bạn đọc có thể theo dõi nội dung phân tích dưới đây:
Có luồng ý kiến cho rằng việc tự ý quay hình ảnh lúc CSGT đang làm việc là xâm phạm đến hình ảnh, thông tin cá nhân của người cảnh sát giao thông bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định như sau: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình…Những thông tin thể hiện đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
Với quy định trên thì pháp luật không cho phép bất kỳ ai được phép xâm phạm đời sống riêng tư của người khác mà chưa nhận được sự đồng ý của họ. Việc xâm phạm đời sống riêng tư được thể hiện thông qua hành vi như truy cập vào cơ sở dữ liệu để lấy cắp thông tin cá nhân, tiến hành theo dõi hoặc ghi âm cuộc trò chuyện, và phát tán thông tin cá nhân một cách trái phép.
Tuy nhiên, áp dụng đối với trường hợp quay phim, chụp hình CSGT đang làm việc thì thể hiện sự xung đột trong quy định bảo vệ quyền riêng tư và bí mật cá nhân với quyền lợi của cộng đồng. Người dân khi thực hiện việc quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông đó là cách để người dân giám sát các hoạt động của cảnh sát giao thông cũng được pháp luật bảo hộ. Bởi theo khoản 3 Điều 4 Luật công an nhân dân năm 2018 quy định: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân… nên khi các cá nhân này đang thi hành công vụ không có nghĩa là hoạt động của họ phải được giấu kín hoặc được thực hiện trong bí mật. Nếu hành động của CSGT thật sự đúng theo quy định thì vấn đề công khai là điều diễn ra bình thường.
Đồng thời theo quy định tại Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định các hình thức giám sát mà nhân dân có thể sử dụng để giám sát hoạt động của các chiến sĩ cảnh sát giao thông như sau:
– Người dân có thể thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện việc giám sát hoạt động của chiến sĩ cảnh sát giao thông;
– Có thể dựa trên các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật;
– Trong một số trường hợp thì cần thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ;
– Kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cũng là một trong những hình thức được người dân áp dụng trên thực tế;
– Thậm chí, cá nhân cũng có thể sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Hành động quay phim, chụp hình không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;
+ Đồng thời, chỉ được phép thực hiện hoạt động này khi ở ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);
+ Người dân không được lạm quyền mà phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan;
Có thể thấy, pháp luật hoàn toàn cho phép công dân sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình để giám sát hoạt động của Cảnh sát giao thông, và phải đảm bảo rằng những khu vực này không có biển cấm quay phim, chụp ảnh tại nơi công cộng, tại trụ sở công an hay các cơ quan, đơn vị khác, người dân có thể quay phim, chụp ảnh để theo dõi, giám sát, ghi nhận các hoạt động của cơ quan, cá nhân đại diện cho Nhà nước;
2. Lưu ý khi tiến hành quay phim, chụp hình CSGT đang làm nhiệm vụ:
Pháp luật Việt Nam có quy định về việc cho phép người dân quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ sẽ đảm bảo quyền cơ bản của công dân, cũng như góp phần đảm bảo việc thực thi pháp luật, giảm thiểu được các hành vi tiêu cực trong lực lượng cảnh sát giao thông khi thi hành công vụ. Mặc dù vậy, người dân cũng cần trang bị những kiến thức và hiểu biết nhất định để thực hiện quyền theo luât định, cụ thể:
Thứ nhất, khi công dân tiến hành quay phim, chụp ảnh thì góc quay hoặc lời nói kèm theo lúc quay phim phải phản ánh đúng tình trạng khách quan, trung thực, nghiêm cấm hành vi cắt ghép chỉnh sửa. Nếu người dân cố tình thực hiện việc cắt ghép nhằm đưa thông tin sai lệch, tuyên truyền, phát tán trên mạng xã hội với mục đích là bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của chiến sĩ cảnh sát giao thông sẽ bị xử phạt nghiêm theo từng mức độ hành vi vi phạm; Thậm chí với mục đích nghiêm trọng hơn là kích động, lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia chống phá chính quyền, nếu đủ yếu tố cấu thành tội đã được quy định trong Bộ luật Hình sự sẽ truy cứu trách nhiệm.
Thứ hai, phải đảm bảo hoạt động quay phim, chụp ảnh không ảnh hưởng, cản trở đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của cảnh sát giao thông; Quyền của người dân nhưng chỉ được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật cho phép, cụ thể là chỉ thực hiện trong khu vực cho phép, không được quay phim, chụp ảnh trong khu vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông hoặc các nơi có biển cấm hoặc quy định hạn chế quay phim, chụp hình.
3. Khi bị ngăn cấm quyền giám sát thông qua quay phim, chụp ảnh thì người dân cần làm gì?
Theo khoản 1, Điều 7 Văn bản hợp nhất
Trong trường hợp đơn yêu cầu giải quyết khiếu nại đã được tiếp nhận và giải quyết mà không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lần hai đến thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu;
Thời hiệu để người dân khiếu nại là trong vòng 90 ngày, kể từ ngày biết được hành vi hành chính theo quy định tại Điều 9 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH 2021 Luật khiếu nại.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Hiến pháp 2013;
– Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH 2021 Luật khiếu nại;
– Thông tư số 67/2022/TT-BCA của Bộ Công an: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: