Theo pháp luật hiện hành thì ủy quyền có thể được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận, thống nhất về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên. Một văn bản ủy quyền hợp lệ phải đảm bảo về mặt hình thức và nội dung, đặc biệt nêu rõ được đối tượng và phạm vi ủy quyền. Vậy có được phép ủy quyền giữa hai công ty hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được phép ủy quyền giữa hai công ty hay không?
Một trong các quyền của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao kết giao dịch dân sự là có thể tự mình thực hiện trực tiếp hoặc trong trường hợp có thể ủy quyền cho đối tượng khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp. Hiện nay, theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Cá nhân, pháp nhân được phép ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Bên cạnh đó, theo nội dung quy định tại Điều 141 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019
Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện. Với quy định này thì đại diện cho thương nhân là một dạng của đại diện theo ủy quyền được thực hiện trong hoạt động thương mại.
Khi thực hiện ủy quyền, công ty có thể lựa chọn giữa làm
+ Nếu lựa chọn ủy quyền thông qua hợp đồng ủy quyền:
Hợp đồng ủy quyền được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, khi các bên đã ký xác nhận nội dung trong hợp đồng ủy quyền thì bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền có thể thực hiện nghĩa vụ là trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Để có thể hạn chế những mâu thuẫn phát sinh trong thời điểm thực hiện hợp đồng ủy quyền thì cần quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền;
Lưu ý: Mặc dù pháp luật Dân sự không yêu cầu hợp đồng uỷ quyền phải công chứng nhưng các bên hoàn toàn có thể đi công chứng hợp đồng này. Để giao dịch uỷ quyền có hiệu lực pháp luật, người đại diện theo pháp luật của công ty phải là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng uỷ quyền giữa các công ty với nhau.
+ Các bên khi ký kết hợp đồng đại diện:
Theo quy định của pháp luật tại Điều 142 Văn bản hợp nhất số hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại thì hợp đồng đại diện cho thương nhân được ký kết với nhau bắt buộc lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Với quy định trên thì các hình thức có giá trị tương đương văn bản có thể kể đến: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
Như vậy, Hợp đồng đại diện cho thương nhân cần được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
+ Lựa chọn ký kết Giấy ủy quyền:
Hiện nay, không hề có văn bản nào chính thức ghi nhận khái niệm giấy ủy quyền mà chỉ được nhắc đến những quy định đơn lẻ. Tuy nhiên, về bản chất thì giấy ủy quyền vẫn là một hình thức đại diện ủy quyền, được xây dựng nên để ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi nhất định.
Có thể thấy, một công ty có thể uỷ quyền cho công ty khác xác lập, thực hiện các giao dịch và về mặt hình thức và nội dung thể hiện trong văn bản ủy quyền không có sự khác biệt so với cá nhân ủy quyền cho nhau.
2. Thời hạn đại diện trong hợp đồng ủy quyền có bị ảnh hưởng khi pháp nhân ủy quyền chấm dứt tồn tại?
Căn cứ theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hạn đại diện được quy định với các nội dung như sau:
– Hai công ty ký kết văn bản ủy quyền với nhau thì thời hạn đại diện được xác định theo nội dung đã thỏa thuận trong văn bản ủy quyền, hoặc có thể thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, thông qua điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật;
– Đối với trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 140 thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
+ Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện trong văn bản ủy quyền được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
+ Nếu quyền đại diện không ghi nhận rõ ràng thời hiệu trong giao dịch dân sự này thì thời hạn đại diện là 01 năm, tính từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
– Bạn đọc cần lưu ý về trường hợp mà đại diện theo ủy quyền sẽ chấm dứt, cụ thể:
+ Thỏa thuận của các bên được tôn trọng ngay từ khi chấp thuận ký kết văn bản ủy quyền với nhau nên khi chấm dứt thì pháp luật cũng tôn trọng và ghi nhận theo thỏa thuận;
+ Xét đến nội dung đã thỏa thuận mà nhận thấy thời hạn ủy quyền đã hết;
+ Ngoài ra, còn phải kể đến công việc được ủy quyền đã hoàn thành thì cũng mặc nhiên chấm dứt văn bản ủy quyền trên thực tế;
+ Trường hợp mà người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
+ Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
+ Cá nhân là người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
+ Đồng thời, có những căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
– Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
+ Đến một thời điểm nhất định mà người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
+ Cá nhân được đại diện đã chết;
+ Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
+ Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
Với các quy định trên thì trường hợp người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại thì mối quan hệ đại diện theo ủy quyền cũng chấm dứt, kéo theo thời hạn đại diện cũng chấm dứt.
3. Pháp nhân đang đại diện cho một pháp nhân khác có được tự thực hiện các giao dịch dân sự với bên thứ ba không?
Như đã bieetsm văn bản ủy quyền phải ghi nhận các thông tin đầy đủ rõ ràng, trong đó phải kể đến phạm vi đại diện của người được ủy quyền. Để điều chỉnh vấn đề này thì phạm vi đại diện cũng đã được quy định tại Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
+ Nếu có quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
+ Hoặc căn cứ dựa trên Điều lệ của pháp nhân;
+ Đồng thời phạm vi đã được thể hiện trong nội dung ủy quyền;
+ Có thể xem xét đến các quy định khác của pháp luật.
– Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 141 thì cá nhân đang là người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, tự ý thực hiện mọi giao dịch dân sự nhưng phải đảm bảo là có lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Pháp luật cho phép một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau tuy nhiên để tránh những tình trạng rủi ro, hoặc việc xác lập giao dịch không đảm bảo quyền lợi cho người được ủy quyền thì cá nhân, pháp nhân không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Bên cạnh đó, người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
Như nội dung đã trình bày thì người đại diện là cá nhân, pháp nhân chỉ có thể thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện đã được nêu trong bài viết. Trong trường hợp không thể xác định được cụ thể phạm vi đại diện thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Một quy định quan trọng là cá nhân, pháp nhân là người đại diện không không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại.
THAM KHẢO THÊM: