Thông qua các biện pháp giảm mức tiêu thụ của rượu bia, quản lý việc cung cấp rượu bia và biện pháp giảm tác hại của rượu bia cũng như các quy định đối với cơ quan, tổ chức và gia đình đối với việc phòng chống tác hại của rượu bia. Vậy có được phép uống rượu bia trong cơ sở giáo dục không?
Mục lục bài viết
1. Có được phép uống rượu bia trong cơ sở giáo dục không?
Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về các địa điểm không uống rượu, bia, Điều này đã quy định các địa điểm không uống rượu, bia bao gồm có:
- Các cơ sở y tế.
- Các cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.
- Các cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Các cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
- Các cơ sở bảo trợ xã hội.
- Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, của những đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ những địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
- Các địa điểm công cộng theo các quy định của Chính phủ. Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định về những địa điểm công cộng không được uống rượu, bia, Điều này quy định ngoài các địa điểm đã nêu trên thì các địa điểm công cộng sau không được uống rượu, bia:
+ Công viên, trừ trường hợp nhà hàng ở trong phạm vi khuôn viên của công viên mà đã được cấp phép kinh doanh về rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
+ Ở nhà chờ xe buýt.
+ Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao ở trong thời gian tổ chức các hoạt động theo về những chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của những địa điểm này, chỉ trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.
Theo đó, một trong những địa điểm không được uống rượu, bia đó chính là cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc. Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng không được phép uống rượu bia trong cơ sở giáo dục khi mà trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.
2. Mức xử phạt khi uống rượu bia trong cơ sở giáo dục:
Như đã phân tích ở mục trên, trong cơ sở giáo dục khi mà trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc thì không được phép uống rượu bia. Người nào có hành vi uống rượu bia trong cơ sở giáo dục khi mà trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Điều 30 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT năm 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có quy định về xử phạt vi phạm các quy định về uống rượu, bia và các địa điểm không uống rượu, bia, Điều này đã có quy định xử phạt vi phạm các quy định về uống rượu, bia và các địa điểm không uống rượu, bia như sau:
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ mà đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;
+ Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
+ Ép buộc người khác uống rượu bia.
Theo đó, hành vi uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia như đã nói ở mục trên sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Thêm nữa, tại khoản 5 Điều 4 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT năm 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính ở trong lĩnh vực y tế quy định là mức phạt tiền được quy định tại Chương II (trong đó có Điều về phạt vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia) là mức phạt tiền là đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ phải bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, qua quy định trên thì người nào có hành vi uống rượu bia trong cơ sở giáo dục khi mà trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc thì sẽ bị tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đối với tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
3. Có bị hình sự khi tham gia giao thông sau khi uống rượu bia trong cơ sở giáo dục:
Pháp luật về giao thông quy định một trong các hành vi bị nghiêm cấm đó chính là điều khiển những phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà ở trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Chính vì thế, người nào có hành vi điều khiển phương tiện tham gia giông thông khi trong máu hoặc là hơi thở có nồng độ cồn thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật đã quy định. Căn cứ Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, theo Điều này thì khi mà người tham gia giao thông sau khi uống rượu bia trong cơ sở giáo dục sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi:
- Có làm chết người;
- Gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này mà từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng cho đến dưới 500.000.000 đồng.
- Khoản 2, 3 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
+ Không có giấy phép lái xe theo đúng quy định;
+ Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc là đang có chất kích thích mạnh khác;
+ Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc là cố ý không cứu giúp người bị nạn;
+ Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc là hướng dẫn giao thông;
+ Có làm chết 02 người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này mà từ 122% đến 200%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng cho đến dưới 1.500.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Có làm chết 03 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà có tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Gây ra thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Như vậy, hình phạt đối với người tham gia giao thông sau khi uống rượu bia trong cơ sở giáo dục là:
- Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm sau khi uống rượu bia trong cơ sở giáo dục mà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, nếu:
+ Có làm chết 03 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà có tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Gây ra thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
- Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019
- Nghị định số 24/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BYT 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
- Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017.
THAM KHẢO THÊM: