Hiện nay có rất nhiều cột điện gây ảnh hưởng đến mĩ quan và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có phần đất bị sử dụng để xây cột điện đó. Vậy người dân có được tự ý di dời cột điện không? Hình thức xử lý như thế nào đối với hành vi tự ý di dời cột điện?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về việc di dời cột điện:
1.1. Trường hợp nào được di dời cột điện?
Cột điện là một thiết bị trong công trình điện lực, dùng để giữ cho dây dẫn điện ở một độ cao nhất định so với mặt đất nhằm đảm bảo an toàn cho người cùng các phương tiện đang di chuyển dưới đường dây và duy trì sự cách điện của dây dẫn điện trên mặt đất.
Cột điện được đặt một cách có tổ chức và đảm bảo khoảng cách nhất định giữa các cột điện với nhau, tất nhiên điều này cũng khó tránh khỏi việc những cột điện gây bất cập về mặt mỹ quan, vị trí cột điện ảnh hưởng đến nhà cửa, phong thủy hoặc gây khó khăn trong việc xây dựng công trình và đi lại của người dân. Vậy những trường hợp nào người dân có thể yêu cầu di dời cột điện? Dưới đây là một số trường hợp cụ thể:
– Khi nhà nước hoặc cá nhân tổ chức thực hiện việc xây dựng đường lưới điện như cột điện, đường dây điện đi qua đất thuộc quyền sở hữu của người dân. Đối với nhà nước thuộc trường hợp thu hồi thì phải đưa ra quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật và tiến hành bồi thường về đất, trong trường hợp nếu có tài sản gắn liền với đất thì cũng phải bồi thường bằng giá trị tài sản tại thời điểm thu hồi, trường hợp không thu hồi đất nhưng làm hạn chế quyền của chủ sử dụng đất thì vẫn phải bồi thường, hỗ trợ nhưng không được vượt quá 80%chi phí bồi thường thu hồi đất. Còn đối với tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước khi tiến hành xây dựng cột điện vào phần sử dụng đất của người dân thì phải thương lượng, thỏa thuận với chủ thể có đất bị xâm phạm và bồi thường theo sự đồng thuận của hai bên;
– Thứ hai, để thực hiện yêu cầu di dời hệ thống điện thì phải đáp ứng được điều kiện việc xây dựng hệ thống điện đó trái quy định của pháp luật, không có sự thỏa thuận hay có quyết định thu hồi đất hay bồi thường, đang xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể, gây mất an toàn đối với chủ thể đó thì họ có quyền khiếu nại, kiến nghị yêu cầu di dời hệ thống cột điện đó và sẽ không mất chi phí nào về phần di dời hệ thống điện đang vi phạm;
– Ngoài ra trong trường hợp nếu hệ thống điện được xây dựng gần nhà hay đất của mình đang canh tác nhưng hệ thống cột điện, hay dây điện đó qua mưa bão, thời gian, thời tiết mà bị hư hỏng nặng có thể có nguy cơ gây nguy hiểm lớn thì chủ sở hữu đất hoặc những người sống gần đó bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu di dời hoặc sửa chữa cột điện;
– Trong trường hợp hệ thống điện và cột điện không xây dựng trong phần đất của mình nhưng gây mất mỹ quan, gây mất an toàn thì chủ thể đó có quyền thương lượng, thỏa thuận với nhà nước, cá nhân, tổ chức đó về việc di dời hệ thống điện nhưng phải đảm bảo địa điểm để di dời và chịu hoàn toàn chi phí về việc di dời đó.
1.2 Ai được di dời cột điện?
Trường hợp nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà các Giấy chứng nhận này đã có quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Bộ phận thiết kế, thiết kế, thi công và lắp đặt cột điện. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu di chuyển cột vì một số lý do thì hộ gia đình, cá nhân chịu mọi chi phí di chuyển cột và địa điểm di chuyển cột điện còn cần phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cần thực hiện. Cơ quan điện lực phối hợp với các hộ gia đình, cá nhân để xác định các chi phí này.
Nghị định số 51/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 21/04/2020 hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an ninh đường hàng không, theo đó Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và tiêu thụ điện trên địa bàn.
2. Xử phạt khi tự ý di dời cột điện:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả quy định về hành vi vi phạm các quy định về xây dựng, lắp đặt công trình điện, theo đó , hành vi tự ý di chuyển cột điện là một việc làm vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Lắp đặt, sửa chữa, di dời công trình điện mà không thỏa thuận với chủ tài sản công trình điện hoặc đơn vị quản lý, vận hành công trình điện;
– Tự ý lắp đặt hệ thống đường dây, trạm điện, các thiết bị điện ngoài phạm vi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài các hình thức xử phạt chính, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
– Buộc thay thế, lắp đặt các vật tư, thiết bị điện đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.”
Như vậy, nếu gia đình hay cá nhân tự ý di chuyển vị trí cột điện sẽ vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực điện lực bởi đó là hành vi tự ý di dời công trình điện mà không thỏa thuận với chủ tài sản công trình hoặc người quản lý, vận hành công trình điện. Theo quy định này thì người vi phạm sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc khôi phục lại tình trạng như ban đầu.
Như vậy, có thể kết luận người dân không được tự ý di dời cột điện. Nếu gia đình hay cá nhân tự ý di chuyển cột điện thì trước hết không được tự ý làm điều đó mà phải thông báo đến UBND huyện yêu cầu giải quyết để đảm bảo quyền lợi của mình và tránh vi phạm pháp luật.
3. Mẫu đơn xin di dời cột điện mới và chuẩn nhất:
Dưới đây là mẫu đơn xin di dời cột điện, người dân có nhu cầu di dời cột điện cần nộp đơn và các giấy tờ tài liệu có liên quan để được xử lý về việc di dời cột điện:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày…tháng…năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ DI DỜI CỘT ĐIỆN
(V/v cột điện xây dựng trái phép/ cột điện bị hỏng/ cột điện gây ảnh hưởng mỹ quan…)
Kính gửi: Đơn vị Điện lực….., thuộc công ty Điện Lực……
Tên tôi là:……..
Ngày, tháng, năm sinh:……
Số chứng minh nhân dân:……. Ngày cấp:….. Nơi cấp:…
Nơi thường trú:…..
Bằng đơn này tôi xin trình bày sự việc như sau:……
Nội dung cần nêu rõ lý do cần di dời cột điện
(Ví dụ: Gia đình tôi có một thửa đất ở tại tờ bản đồ số ……, thửa đất số……., tại địa chỉ…..đã được nhà nước cấp vào năm…...Vào ngày ….tháng…năm…, cột điện số… được xây dựng và lắp đặt trong phần sử dụng đất của tôi, việc xây dựng không hề có bất kì thỏa thuận nào giữa tôi và quý công ty xây dựng, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình tôi, không chỉ gây khó khăn trong việc đi lại vì cột điện chắn trước cửa nhà mà còn gây mât mĩ quan nghiêm trọng, ngoài ra tôi cũng lo ngại về mặt an toàn của cột điện khi mưa bão có thể ảnh hưởng đến gia đình tôi. Do đó nay tôi viết đơn này kính mong quý cơ quan di dời cột điện đang được xây dựng trái phép trên phần đất thuộc quyền sử dụng đất của gia đình tôi).
Tôi xin cam đoan những lời trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những câu nói đó.
Kính mong quý cơ quan xem xét và giải quyết!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người yêu cầu
( Ký và ghi rõ họ tên)
4. Trình tự thủ tục di dời cột điện:
Người dân có yêu cầu di dời cột điện cần chuẩn bị các tài liệu sau đây để di chuyển cột điện:
– Đơn xin di dời cột điện, dây điện. Nội dung đơn phải trình bày chi tiết về mục đích, lý do xin di dời, nội dung xin di dời, vị trí của cột điện, dây điện cần di dời.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất chứng minh chủ sở hữu có cột điện hoặc đường dây điện cao thế chạy trên đất.
– Cung cấp hình ảnh, bằng chứng về các cột điện, cáp điện đi qua để chỉ rõ vị trí cột điện, cáp điện vi phạm.
_ Bản sao giấy tờ tùy thân của người có nhu cầu di dời cột điện
– Sau khi chuẩn bị các giấy tờ trên, cá nhân hoặc gia đình phải nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến đơn vị năng lượng trực tiếp quản lý hệ thống năng lượng này. Sau khi tiếp nhận đơn, trong thời hạn 30 ngày, đơn vị quản lý sẽ phải có phản hồi với người dân có yêu cầu về việc đồng ý hoặc không đồng ý cho di dời cột điện, hệ thống điện kèm theo dự toán chi phí di chuyển cột điện. Nếu không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nếu việc di chuyển trụ điện, cột điện không bảo đảm an toàn lưới điện thì người dân sẽ được hỗ trợ và đền bù theo quy định của pháp luật. Còn nếu trụ điện, cột điện không nằm trong diện tích đất sử dụng hợp pháp thì cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sẽ được giải quyết và phải trả chi phí nêu trên hoặc sẽ không được đền bù, không được hỗ trợ di dời cột điện đó.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài:
– Bộ Luật dân sự năm 2015;
– Nghị định 51/2020/NĐ-CP hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an ninh đường hàng không
– Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
–