Trong đời sống hiện nay thì việc vay nợ là một trong những giao dịch dân sự diễn ra vô cùng phổ biến, có nhiều trường hợp vay nợ trả đúng hạn tuy nhiên cũng không ít trường hợp thanh toán không sòng phẳng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì có được phép thành lập công ty đòi nợ thuê hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được phép thành lập công ty đòi nợ thuê không?
Đòi nợ thuê là một trong những ngành dịch vụ đòi nợ, đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thế nhưng, để có thể thành lập công ty đòi nợ thuê thì cần phải đáp ứng được nhiều điều kiện nhất định. Về bản chất thì đòi nợ thuê là việc doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện hành vi đòi nợ khách hàng theo yêu cầu của chủ nợ, giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân lấy lại khoản nợ nhanh chóng và hợp pháp.
Các cá nhân không được phép tự ý thành lập công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh. Theo đó, cấm hoạt động đầu tư kinh doanh đối với các ngành nghề sau đây:
-
Kinh doanh các chất ma túy được quy định cụ thể tại Phụ lục I ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022;
-
Kinh doanh các loại hóa chất, kinh doanh khoảng vật được quy định cụ thể tại Phụ lục II ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022;
-
Kinh doanh mẫu vật đối với các loại thực vật, mẫu vật đối với các loại động vật hoang giã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên được quy định cụ thể tại Phụ lục I ban hành kèm theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật và động vật hoang dã nguy cấp, mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, các loại thuỷ sản nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định cụ thể tại Phụ lục III ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022;
-
Kinh doanh mại dâm;
-
Mua bán người, mua bán mô, xác người, bộ phận cơ thể người, mua bán bào thai người;
-
Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên cơ thể người;
-
Kinh doanh pháo nổ;
-
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Theo đó thì có thể nói, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là mộ ttrong những ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh. Vì vậy, bắt đầu kể từ giai đoạn ngày 01/01/2021, người dân sẽ không được phép thực hiện thủ tục đăng ký thành lập đối với loại hình công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê.
2. Hành vi đòi nợ thuê sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc Danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh. Theo đó:
-
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc một trong những trường hợp được liệt kê trong Danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh;
-
Hình thức xử phạt bổ sung có thể được áp dụng là tịch thu tang vật, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính;
-
Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng đó là bắt buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 4 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 3 của Nghị định 17/2022/NĐ-CP), mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm trên do các tổ chức thực hiện thì mức phạt sẽ được xác định từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.
Ngoài việc bị xử phạt với mức tiền nêu trên, người thực hiện hành vi vi phạm còn phải áp dụng hình thức phạt bổ sung là bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê (căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 7 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại).
3. Hợp đồng dịch vụ đòi nợ thuê ký kết trước ngày 01/01/2021 có còn hiệu lực pháp luật không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 77 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định, hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký kết trước giai đoạn ngày Luật đầu tư có hiệu lực thi hành thì cũng sẽ chấm dứt hiệu lực kể từ ngày Luật đầu tư có hiệu lực thi hành trên thực tế, các bên tham gia hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ thực hiện các hoạt động khác nhau để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ đó theo quy định của pháp luật về dân sự và theo các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Như vậy, hợp đồng dịch vụ đòi nợ được ký kết trước giai đoạn 1/1 năm 2021 thì tính đến nay sẽ không còn hiệu lực pháp luật.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định về chính sách trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Bao gồm:
-
Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong phạm vi ngành nghề mà Luật đầu tư không cấm. Đối với các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì các nhà đầu tư cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật về đầu tư;
-
Nhà đầu tư sẽ được quyền tự quyết định, nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật về đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, nhà đầu tư được quyền tiếp cận và sử dụng nguồn vốn tín dụng, tiếp cận và sử dụng quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và các loại tài nguyên khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;
-
Nhà đầu tư bị đình chỉ, bị tạm ngừng, bị chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh trong trường hợp hoạt động này gây ảnh hưởng, gây phương hại, hoặc có nguy cơ gây phương hại đến nền an ninh quốc phòng quốc gia;
-
Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, bảo hộ về vốn đầu tư, thu nhập và các quyền lợi hợp pháp khác của các nhà đầu tư;
-
Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư với nhau, nhà nước luôn luôn có chính sách khuyến khích và tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững đối với các ngành nghề kinh tế;
-
Nhà nước luôn luôn tôn trọng và thực hiện đầy đủ nội dung trong điều ước quốc tế về lĩnh vực đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
THAM KHẢO THÊM: