Hiện nay, vàng không còn giữ vai trò như một loại tiền tệ của nền kinh tế. Vậy, có được phép sử dụng vàng để làm phương tiện thanh toán hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được phép sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán không?
Hiện nay, vàng không còn được xem là một loại tiền tệ dùng để trao đổi hàng hóa theo quy định của pháp luật. Giá trị của vàng có sự thay đổi theo thời gian và ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiền tệ, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế tài chính của đất nước. Vì vậy có thể nói, trước kia, vàng cũng đã từng được sử dụng như một loại tiền tệ thực hiện trong các giao dịch trao đổi ngang giá chung trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, vàng cũng còn được xem là một loại tài sản lưu trữ từ thời cổ đại được con người vô cùng ưa chuộng.
Chúng ta cũng không thể xác định rõ chính xác thời gian vàng được hình thành trên thực tế. Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, vàng luôn luôn tồn tại và giữ ngôi vị là tài sản có giá trị trước khi con người phát minh ra tiền giấy. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, căn cứ theo nhiều điều luật khác nhau thì vàng không giữ vai trò như một loại tiền tệ của nền kinh tế trong thời buổi hiện đại. Nhiều người hiện nay đặt ra câu hỏi: Liệu rằng có được phép sử dụng vàng để làm phương tiện thanh toán hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của
– Hoạt động sản xuất vàng trang sức, hoạt động sản xuất mỹ nghệ tuy nhiên không có giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật;
– Hoạt động kinh doanh mua hoặc bán vàng miếng trái quy định của pháp luật, tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu tuy nhiên không có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật;
– Mang theo vàng trong quá trình xuất nhập cảnh của cá nhân vượt quá mức quy định của pháp luật, tuy nhiên không có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp;
– Sử dụng vàng để làm phương tiện thanh toán trên thực tế trái quy định của pháp luật;
– Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
– Hoạt động kinh doanh vàng khi chưa được chúng ta có thẩm quyền đó là thủ tướng Chính phủ cho phép và ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép trên thực tế;
– Vi phạm các quy định khác của Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Theo đó thì có thể nói, quá trình sử dụng vàng để làm phương tiện thanh toán là một trong những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh vàng theo như phân tích nêu trên. Do đó, các cá nhân hoặc các doanh nghiệp sẽ không được phép sử dụng vàng để làm phương tiện thanh toán trên thực tế. Hành vi sử dụng vàng để làm phương tiện thanh toán sẽ được xác định là hành vi trái quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt theo các điều luật tương ứng.
2. Mức xử phạt hành vi sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán:
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 88/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (sau được sửa đổi tại Nghị định 23/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Phạt cảnh cáo đối với các đối tượng thực hiện hành vi mua bán bằng miếng trái quy định của pháp luật với các tổ chức tín dụng vào các doanh nghiệp tư nhân không có giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc hành vi sử dụng vàng là phương tiện thanh toán;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi mua bán vàng miếng trái quy định của pháp luật với các tổ chức tín dụng hoặc với các doanh nghiệp tư nhân không có giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, hoặc có hành vi sử dụng vàng là phương tiện thanh toán trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần trái quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Hành vi sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán là một trong những hành vi bị cấm theo như phân tích nêu trên. Vì vậy, nếu như các cá nhân có hành vi sử dụng vàng là phương tiện thanh toán thì sẽ bị xử phạt theo mức phạt tiền nêu trên. Tuy nhiên, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm, mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức vi phạm cùng một hành vi hành chính sẽ bị phạt gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có quy định cụ thể về nguyên tắc hoạt động kinh doanh vàng. Theo đó thì quá trình hoạt động kinh doanh vàng sẽ cần phải tuân thủ một số nguyên tắc quản lý sau đây:
– Quyền sở hữu và hợp pháp của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật sẽ được công nhận và bảo vệ;
-Ngân hàng nhà nước sẽ được xác định là cơ quan thay mặt chính phủ để tiến hành hoạt động thống nhất quản lý đối với quá trình kinh doanh vàng trên thực tế;
– Nhà nước sẽ tiến hành hoạt động độc quyền sản xuất vàng miếng và xuất khẩu các loại vàng được sử dụng làm nguyên liệu, nhập khẩu các loại và nguyên liệu để tiến hành sản xuất vàng miếng theo quy định của pháp luật;
– Quản lý kinh doanh vàng nhầm mục đích phát triển ổn định và bền vững thị trường, đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất và gia công trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức và cá nhân kinh doanh vàng cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
– Hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng, quá trình sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng hoặc cấp giấy chứng nhận đất ứng đầy đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức và mỹ nghệ theo quy định của pháp luật;
– Hoạt động kinh doanh mua bán vàng trang sức và mỹ nghệ được xác định là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cần cấp giấy chứng nhận đất ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh;
– Hoạt động phát sinh liên quan đến vàng của các ngân hàng thương mại và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
– Thông tư 15/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
– Nghị định 88/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;
– Nghị định 23/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế và Nghị định 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.