Quảng cáo là một trong những hình thức tiếp cận nguồn cách hàng một cách nhanh chóng, rộng rãi và đạt được hiểu quả cao. Vậy có được phép quảng cáo bằng tiếng nước ngoài không?
Mục lục bài viết
1. Có được phép quảng cáo bằng tiếng nước ngoài không?
Theo quy định của Luật quảng cáo thì về tiếng nói, chữ viết ghi nhận trong quảng cáo cũng phải tuân thủ theo quy định. Hiện nay, theo Điều 18 của Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH 2018 Luật quảng cáo thì các sản phẩm quảng cáo phải chứa đựng những nội dung thể hiện bằng chữ tiếng Việt, trừ những trường hợp sau đây:
– Thứ nhất, đối với những nhãn hiệu, hàng hóa, khẩu hiệu hoặc thương hiệu tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hóa mà không thể tiến hành thay thế bằng những từ ngữ tiếng Việt thì có thể sử dụng từ nước ngoài;
– Thứ hai, đối với các loại là sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam hoặc tiếng nước ngoài thì cũng có thể nằm trong trường hợp ngoại lệ này; các chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam hoặc tiếng nước ngoài;
– Thứ ba, cũng theo quy định trên thì trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì phải đảm bảo những điều kiện như khổ chữ nước ngoài sẽ không được chiếm quá 3/4 khổ chữ tiếng Việt và bắt buộc phải đặt dưới chữ tiếng Việt; Đối với lĩnh vực là phát thanh thì khi phát trên đài phát thanh hoặc truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn bắt buộc phải đọc tiếng Việt trước khi đọc tiếng nước ngoài.
Với quy định nêu trên, việc sử dụng tiếng Việt trong các sản phẩm quảng cáo là bắt buộc trừ một số trường hợp đã được phân tích. Với những trường hợp ngoại lệ được sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì cũng phải đảm bảo và tuân thủ quy định về số lượng chữ và khổ chữ cũng như thứ tự ưu tiên đọc tiếng Việt trước khi đọc tiếng nước ngoài.
2. Cố tình chỉ sử dụng tiếng nước ngoài trên biển hiệu quảng cáo bị phạt bao nhiêu tiền?
Cá nhân, tổ chức có hành vi cố tình sử dụng tiếng nước ngoài thay thế cho tiếng Việt chứng tỏ có hành vi đang lạm dụng và vi phạm trong việc quy định về sử dụng tiếng trong sản phẩm quảng cáo sẽ bị áp dụng mức xử phạt được ghi nhận tại Điều 48 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
– Cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như:
+ Trong trường hợp không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp hoặc tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về địa chỉ và điện thoại sẽ áp dụng mức phạt tiền nêu trên;
+ Biển hiệu khi được sử dụng trên thực tế phải có kích thước theo quy chuẩn, chính vì vậy việc sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng quy định sẽ bị xử phạt;
– Mức phạt có thể được tăng lên từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như:
+ Có hành vi ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ các thông tin về tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu;
+ Trong trường hợp phải sử dụng tiếng Việt vào trong biển hiệu quảng cáo nhưng lại cố tình không thực hiện không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu;
+ Quá trình thể hiện tên riêng, tên giao dịch quốc tế đặt vị trí phía trên tên bằng chữ tiếng Việt của biển hiệu;
+ Bên cạnh đó, có hành vi vi phạm về chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi thực hiện được đặt biệt hiệu;
– Mức vi phạm hành chính có thể được áp dụng đối với hành vi vi phạm dưới đây sẽ là 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng:
+ Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về việc treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu mà che chắn không gian thoát hiểm hoặc cứu hỏa gây nguy hiểm đến quá trình sinh hoạt sinh sống của người dân;
+ Bên cạnh đó, việc treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu mà lấn ra vỉa hè, lòng đường ảnh hưởng đến giao thông công cộng cũng sẽ bị áp dụng mức phạt tiền khung phạt tối đa nêu trên;
+ Cố tình dựng, đặt và treo biển hiệu làm mất mỹ qua đô thị.
Bên cạnh việc bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính bởi một trong ba khung hình phạt trên thì cá nhân tổ chức có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc tháo gỡ biểu hiện đối với hành vi vi phạm đã được quy định tại khoản 1, 2 và 3 của Điều 48 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Đồng thời, tại Điều 5của Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung vởi Nghị định 128/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân tổ chức được ghi nhận ra các nội dung đó là: Mức phạt tiền tối đa được áp dụng đối với hành vi phạm hành chính đối với lĩnh vực văn hóa là 50 triệu đồng sẽ áp dụng đối với cá nhân; còn trong trường hợp tổ chức các hành vi vi phạm thì mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực này là 100 triệu đồng. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo thì cá nhân sẽ bị áp dụng là 100 triệu đồng và tổ chức sẽ gấp đôi số tiền của cá nhân đó là 200 triệu đồng. Hiện nay mức phạt tiền được quy định tại các Chương 2, Chương 3 của Nghị định này sẽ được áp dụng đối với cá nhân trừ một số trường hợp đã quy định trong điều khoản này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Cùng một hành vi vi phạm hành chính nếu mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân được ghi nhận nêu trên sẽ là căn cứ để đưa ra mức phạt tiền đối với tổ chức đó là gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân. Bên cạnh đó, thẩm quyền phạt tiền của những chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm quy định tại Chương 4 của Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền thực hiện đối với tổ chức gấp hai lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Với quy định nêu trên, hành vi không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng tiếng nước ngoài trên biển hiệu quảng cáo sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng. Mức tiền này là áp dụng đối với cá nhân còn trong trường hợp tổ chức vi phạm thì sẽ là từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Theo đó, cá nhân tổ chức sẽ bắt buộc phải tháo dỡ biển hiệu đối với hành vi vi phạm của mình.
3. Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm bằng tiếng nước ngoài có bắt buộc phải dịch sang tiếng Việt không?
Hồ sơ đăng ký xin giấy phép quảng cáo phải đảm bảo những tài liệu theo đúng quy định tại
– Thứ nhất, cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị được đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực hiện theo mẫu số 10 thuộc Phụ lục 1 ban hành kèm theo nghị định này;
– Bên cạnh đó, cần có giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và bạn công bố sản phẩm đã được thông qua bởi cơ quan có thẩm quyền. Giấy tờ này có thể là bản sao có xác nhận của tổ chức cá nhân;
– Mẫu nhẫn sản phẩm là một trong những tài liệu không thể thiếu trong hồ sơ đăng ký nội dung quảng cáo mẫu nhãn sản phẩm có thể xác nhận của tổ chức cá nhân;
– Trường hợp lựa chọn quảng cáo trên báo nói, báo hình thì bắt buộc phải có bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo đã được ghi nhận trong đĩa hình, đĩa âm thanh; trong trường hợp quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma kết (đó là mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo. (Giấy tờ này phải có xác nhận của tổ chức cá nhân);
– Đối với nội dung quảng cáo, ngoài công dụng tính năng của sản phẩm ghi trong bảng công bố sản phẩm bắt buộc phải có tài liệu khoa học chứng minh. Văn bản này thực hiện là bản sao và có xác nhận của tổ chức cá nhân;
Với quy định nêu trên, các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo bắt buộc phải thể hiện bằng tiếng Việt; trong trường hợp tài liệu có tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và công chứng bởi cơ quan có thẩm quyền, việc công chứng có thể diễn ra ở tổ chức hành nghề công chứng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH 2018 Luật quảng cáo;
– Nghị định số 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo;
–