Có được phép ký hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp không? Chủ thể kí hợp đồng trước khi đăng kí doanh nghiệp? Mục đích kí hợp đồng trước khi đăng kí doanh nghiệp? Trách nhiệm của các bên khi tham gia kí kết hợp đồng?
Hiện nay khi chủ thể nào đó muốn đăng kí thành lập doanh nghiệp thì cần có sự chuẩn bị trước để có thể ổn định sau khi thành lập doanh nghiệp và đảm bảo cho hoạt động doanh nghiệp. Khi thành lập doanh nghiệp chủ thể thành lập phải thực hiện quy định của
Cơ sở pháp lý:
1. Có được phép ký hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một vấn đề muốn luật sư tư vấn cho mình như sau: tôi và một vài người bạn khác có mong muốn thành lập 1 công ty cổ phần, trước khi thành lập chúng tôi có lập 1 hợp đồng với nhau về việc thành lập công ty. Tuy nhiên, chúng tôi đã không thành lập được công ty như dự định. Tôi muốn hỏi Luật sư là những điều khoản khi chung tôi đã ký kết với nhau nếu công ty không được thành lập có hiệu lực hay không?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 18 về hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp
” 1. Người thành lập doanh nghiệp được ký hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.
2. Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này và các bên phải thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng; trường hợp có người khác tham gia thành lập doanh nghiệp thì cùng liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó.”
Dựa trên quy định chúng tôi đưa ra như trên và trên thực tế chúng ta có thể thấy đối với một doanh nghiệp thì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ý nghĩa ghi nhận việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp, là cơ sở pháp lý cho những hoạt động phát sinh sau này của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các doanh nghiep để tận dụng thời gian và cơ hội kinh doanh cũng như các bước chuẩn bị cần thiết để đưa doanh nghiệp vận hành, người thành lập cần phải ký kết các hợp đồng như hợp đồng thuê trụ sở, hợp đồng dịch vụ pháp lý với công ty luật để thực hiện thủ tục thành lập công ty, hợp đồng mua máy móc, trang thiết bị và nhiều hợp đồng khác trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Như vậy, trong trường hợp của anh, đối chiếu với quy định của pháp luật, cụ thể tại Khoản 3 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2020 “trường hợp doanh nghiệp không được đăng ký thành lập thì người ký kết hợp đồng chịu trách nhiệm hoặc người thành lập doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó”. Như vậy, những điều khoản được ghi trong hợp đồng đã ký kết với nhau trong trường hợp công ty không được thành lập, những người đã tham gia ký kết phải liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện các điều khoản có trong hợp đồng.
Kết luận: Pháp luật cho phép được kí hợp đồng trước khi đăng kí doanh nghiệp.
2. Chủ thể kí hợp đồng trước khi đăng kí doanh nghiệp
Căn cứ dựa theo quy định tại khoản 1 Điều 18
Như vậy, các chủ thể tham gia của hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp có thể gồm :
+ Người thành lập doanh nghiệp với bên thứ ba ví dụ như: Hợp đồng thuê nhà, Hợp đồng thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp.
+ Người thành lập doanh nghiệp với nhau ví dụ như Hợp đồng thỏa thuận góp vốn
3. Mục đich của việc kí kết hợp đồng trước đăng kí doanh nghiệp
Có thể thấy trên thực tế nếu để một doanh nghiệp nào đó có thể đi vào hoạt động ổn định và kinh doanh phát triển thì người thành lập doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị chu đáo và có phương án rõ ràng trước khi doanh nghiệp được thành lập. Theo đó nên thường thì để có sự chuẩn bị này, người thành lập doanh nghiệp có thể ký các hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp.
Ký các hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp mục đích của hợp đồng ày đó chính là để ổn định và chuẩn bị kĩ lưỡng cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trong thời điểm trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp mà hợp đồng được người thành lập công ty ký kết nhưng không phải để phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước khi đăng ký kinh doanh thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của quy định này mà thuộc đối tượng điều chỉnh của
Ngoài ra, loại hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp có đặc điểm khác biệt về giai đoạn: “trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.” Theo đó tại thời điểm kí hợp đồng trước đăng kí doanh nghiệp chưa có tư cách trước pháp luật, vì vậy chưa thể ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trong khi đó nhu cầu kinh doanh, chuẩn bị nhà xưởng máy móc thiết bị hay nhà xưởng, nguồn hàng giá hợp lý trong kinh doanh thôi thúc người thành lập phải giao kết các hợp đồng vì lợi ích và phục vụ cho công ty. Trường hợp cụ thể như người thành lập nhân danh mình giao dịch vì lợi ích cá nhân trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp hoặc giao dịch sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh thì đều không coi là giao dịch trước đăng ký doanh nghiệp. Như vậy thì quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của bên ký kết cũng thay đổi.
4. Trách nhiệm của các bên khi tham gia kí kết hợp đồng
Thứ nhất, trách nhiệm của doanh nghiệp khi tham gia kí kết hợp đồng khi doanh nghiệp đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì theo qy định doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết và các bên phải thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác. Quy định này là hoàn toàn hợp lý vì suy cho cùng, mục đích của hợp đồng là phục vụ lợi ích cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã được công nhận trước pháp luật, doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng nhân danh chính mình.
Thứ hai, trách nhiệm của doanh nghiệp khi tham gia kí kết hợp đồng khi doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người ký kết hợp đồng chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng; trường hợp có người khác tham gia thành lập doanh nghiệp thì cùng liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của bên còn lại khi giao kết hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp không được đăng ký kinh doanh thì người ký kết hợp đồng nhân danh mình chịu trách nhiệm hoặc những người thành lập liên đới chịu trách nhiệm.
Ngoài ra nên lưu ý trường hợp đó là đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, vì đặc tính không có tư cách pháp nhân sau khi thành lập nên sẽ không đặt ra vấn đề phân biệt trách nhiệm của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân trước và sau khi thành lập. Trong mọi trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân đều phải chịu trách nhiệm vô hạn. Vấn đề chịu trách nhiệm của hợp đồng ký trước khi thành lập doanh nghiệp chỉ đặt ra đối với người thành lập doanh nghiệp là thành viên công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ đông sáng lập công ty cổ phần
Kết luận: Như vậy dựa trên những điều chúng tôi đã phân tích như trên về nội dung Có được phép ký hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp không, chúng tôi xin được tóm gọn lại nội dung đó là pháp luật cho phép doanh nghiệp được kí hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên để thực hiện nội dung này thì doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện đúng quy định tại điều 18 luật doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể. Đối với những trường hợp doanh nghiệp không được thành lập thì pháp luật cho phép những người thành lập doanh nghiệp được thảo thuận với nhau về trách nhiệm liên quan đến hợp đồng hoặc thỏa thuận đã giao kết. Vì vậy để tránh những rủi ro không đáng có thì trong hơp đồng giữa những người thành lập doanh nghiệp hoặc với bên thứ ba cần được làm rõ về vấn đề trách nhiệm.
Trên đây là toàn bộ nội dung chúng tôi cung cấp về vấn đề ” Có được phép ký hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp không?” và các thông tin pháp lý khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.