Trong thời đại công nghệ đã chi phối mọi hoạt động của con người, ngay cả việc chăm sóc sức khỏe, khi mua thuốc người tiêu dùng đều có nhu cầu mua bán trực tuyến. Do tâm lý nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, không cần đi đâu xa cũng có thể mua được mọi thứ. Vậy theo quy định hiện nay thì có được phép kinh doanh, bán thuốc online không?
Mục lục bài viết
1. Có được phép kinh doanh, bán thuốc online không?
Căn cứ theo khoản 2, Điều 32 Luật Dược năm 2016 quy định về điều kiện để cơ sở kinh doanh dược như sau:
– Hoạt động kinh doanh dược trong đó bao gồm:
+ Kinh doanh thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc;
+ Kinh doanh đối với dịch vụ bảo quản thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc;
+ Kinh doanh đối với dịch vụ kiểm nghiệm thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc;
+ Kinh doanh đối với dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;
+ Kinh doanh đối với dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.
– Cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
+ Cơ sở sản xuất thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc;
+ Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc;
+ Cơ sở kinh doanh đối với dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Cơ sở thực hiện bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Cơ sở thực hiện bán lẻ thuốc trong đó bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
+ Cơ sở thực hiện kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Cơ sở thực hiện việc kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;
+ Cơ sở thực hiện việc kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.
Theo quy định hiện nay thì thuốc là loại hàng hóa đặc biệt và căn cứ vào điểm đ, khoản 2, Điều 32 của Luật này quy định về cơ sở bán lẻ thuốc chỉ bao gồm 04 hình thức như sau:
– Nhà thuốc;
– Quầy thuốc;
– Tủ thuốc trạm y tế của xã/phường/thị trấn;
– Cơ sở chuyên bán lẻ về dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại khoản 4, Điều 77 Luật Dược năm 2016 nêu rõ trách nhiệm của cơ sở bán lẻ thuốc như sau:
– Cơ sở bán lẻ thuốc có các trách nhiệm sau đây:
+ Tư vấn trong phạm vi về chuyên môn cho người sử dụng thuốc về các biện pháp xử lý trường hợp khi có dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc;
+ Thu thập, báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền về các thông tin về dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc.
Hiện nay, trên thực tế, khi quầy thuốc mở cửa thì dược sĩ cần có mặt để thực hiện việc công tác chuyên môn, tư vấn cho người bệnh. Các loại thuốc bán sẽ phải được Bộ Y tế cấp phép lưu hành là thuốc, được cấp giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc/quảng cáo thuốc và hiện nay chưa có văn bản quy định các hình thức bán thuốc qua mạng.
2. Điều kiện thiết lập trang thương mại điện tử bán hàng là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 25
– Với các ứng dụng được cài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng cho phép người dùng được truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, tùy theo tính năng của ứng dụng đó mà thương nhân, tổ chức sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về website thương mại điện tử bán hàng hoặc website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Nghị định này.
Để thiết lập trang thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức, cá nhân cần phải đáp ứng các điều kiện sau theo quy định tại Điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 10 Nghị định 08/2018/NĐ-CP:
– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sẽ được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
+ Là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cơ quan có thẩm quyền cấp mã số thuế cá nhân;
+ Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thực hiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Điều 53 Nghị định này.
Ngoài ra, theo Điều 53 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 18 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp thực hiện việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng phải có trách nhiệm thông báo với Bộ Công Thương thông qua công cụ thông báo trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn
Việc thực hiện thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng được thực hiện như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp cần phải đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin sau:
– Tên thương nhân, tên tổ chức;
– Số đăng ký kinh doanh của thương nhân hoặc số quyết định thành lập của tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Lĩnh vực kinh doanh và lĩnh vực hoạt động;
– Địa chỉ trụ sở của thương nhân và tổ chức;
– Các thông tin để liên hệ.
Bước 2: Trong thời hạn được xác định là 3 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về tài khoản đăng nhập hệ thống.
Bước 3: Sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Thông báo website thương mại điện tử bán hàng và tiến hành khai báo thông tin theo mẫu.
Thông tin phải thông báo bao gồm:
– Tên miền của website về thương mại điện tử;
– Loại hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp giới thiệu trên website;
– Tên đăng ký của cá nhân, thương nhân, tổ chức sở hữu website;
– Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;
– Số, ngày cấp và nơi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;
– Tên, chức danh, số căn cước công dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử;
– Các thông tin khác theo quy định của Bộ Công Thương.
Bước 4: Trong thời hạn được xác định là 3 ngày làm việc, doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về xác nhận thông tin khai báo đầy đủ, hợp lệ hay chưa. Nếu trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ doanh nghiệp phải tiến hành bổ sung hồ sơ trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo.
Trong phản hồi để xác nhận thông tin khai hợp lệ của Bộ Công Thương, doanh nghiệp sẽ nhận được một đoạn mã để gắn lên website thương mại điện tử bán hàng, thể hiện thành biểu tượng đã thông báo.
3. Bán thuốc trên trang thương mại điện tử có cần phải có chứng chỉ gì không?
Kinh doanh thuốc online thì hiện nay tại các văn bản hiện hành là Luật Dược 2016 và
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Dược 2016, trường hợp muốn kinh doanh dược phải có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược, mà để có được Giấy này thì cơ sở kinh doanh cần phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự theo quy định nhưng khi kinh doanh online thì không thể kiểm soát được việc này.
Như vậy, trong trường hợp này thì người kinh doanh cần phải liên hệ Sở Y tế tại địa phương để hỏi xem thực tế có cho phép hoạt động kinh doanh dược online hay không để được giải đáp chính xác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Dược 2016;
– Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dược;
– Nghị định 85/2021/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của
THAM KHẢO THÊM: