Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được pháp luật dân sự cho phép cá nhân, tổ chức thực hiện giao kết với nhau. Đối tượng của cầm cố tài sản là các loại tài sản có giá trị thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân. Vậy pháp luật có cho phép cá nhân vay cầm cố đăng ký, cà vẹt xe hay không?
Mục lục bài viết
1. Thực trạng cầm cố đăng ký, cà vẹt xe hiện nay:
Cà vẹt là thuật ngữ được sử dụng phổ biến với người dân khu vực phía Nam, còn có nghĩa là giấy chứng nhận đăng ký xe máy hoặc ô tô thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân. Cà vẹt được phiên âm theo cụm từ carte verte, là từ gốc tiếng Pháp và là giấy tờ bắt buộc phải có để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của chủ phương tiện, do cơ quan công an có thẩm quyền cấp.
- Hiện nay, có hai cách vay bằng cà vẹt xe máy phổ biến được công dân lựa chọn để giải quyết vấn đề kinh tế, cụ thể:
+ Cách 1: Sử dụng cà vẹt xe để vay tín chấp ở các công ty tài chính và người vay chỉ cần cung cấp bản sao cà vẹt. Với cách này, người vay phải đáp ứng thêm một số điều kiện như chứng minh thu nhập tối thiểu để đảm bảo được khả năng chi trả nợ, không có nợ xấu, thời gian sử dụng xe không quá 3 năm.
+ Cách 2: Đó là vay cầm cố ở các tiệm cầm đồ. Cách vay này bắt buộc phải giao cà vẹt gốc nhưng không cần chứng minh thu nhập hay nợ xấu, thậm chí hỗ trợ vay cả xe trên 5 năm sử dụng nhưng việc thẩm định bắt buộc phải diễn ra tại cửa hàng.
Ưu điểm mà cả hai cách này đem đến đó sự nhanh chóng, thuận lợi, giải ngân dễ dàng và khách hàng vẫn giữ lại được phương tiện để đi lại, mưu sinh phục vụ đời sống cá nhân.
Lưu ý: mặc dù diễn ra phổ biến nhưng cách vay tiền thông qua hai cách cầm cố, vay tín chấp cà vẹt xe không hề được pháp luật cho phép.
- Có thể nhận thấy, hoạt động cầm cố cà vẹt xe để vay tiền bằng cà vẹt xe tại tiệm cầm đồ tồn tại những rủi ro nhất định, bao gồm:
+ Khi cá nhân tham gia giao thông có thể bị phạt khi tham gia giao thông vì lỗi không mang cà vẹt xe;
+ Cá nhân đối diện với mức lãi suất đến 2-3% tính theo tháng, thậm chí là mức lãi suất đạt ngưỡng cao, khiến người vay chật vật xoay xở trả nợ;
+ Các cơ sở, địa điểm hoạt động cầm cố liên tục mọc lên nhưng không được quản lý chặt chẽ nên về việc đảm bảo uy tín của cơ sở này là mơ hồ;
+ Trong một số trường hợp nếu công dân không có những hiểu biết nhất định thì có thể vướng vào vấn đề pháp lý, đối diện nguy cơ mất luôn cả xe. Bởi thực tế có trường hợp một số tiệm cầm đồ, lúc làm hợp đồng cầm cà vẹt xe còn yêu cầu người cầm phải làm thêm hợp đồng trao đổi mua bán xe với lý do để làm tin tránh rủi ro cho tiệm cầm.
2. Có được phép cho vay cầm cố đăng ký, cà vẹt xe không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cầm cố tài sản cụ thể như sau:
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố), mục đích hoạt động này là để bên nhận cầm cố an tâm trong việc bên cầm cố sẽ thực hiện nghĩa vụ nếu đến thời hạn. Tài sản trong cầm cố theo quy định có thể tồn tại ở dạng vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản.
Đối chiếu với quy định trên thì có quan điểm cho rằng cà vẹt xe là giấy tờ có giá nên được phép cầm cố. Tuy nhiên, căn cứ theo các quy định sau:
- Theo quy định tại Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác;
- Đồng thời, theo quy định tại Công văn 141/TANDTC-KHXX của Tòa án nhân dân tối cao có nêu rõ giấy tờ có giá gồm:
+ Khi sở hữu hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 thì mới được xem là giấy tờ có giá;
+ Giấy tờ phổ biến có thể được biết đến là trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
+ Đối với trường hợp đang sở hữu tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;
+ Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010);
+ Hoặc trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của
Với nội dung đã được ghi nhận trong công văn này thì giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) không được coi là giấy tờ có giá nên không được coi là tài sản.
Tóm lại, cà vẹt xe không được xác định là tài sản thì việc cá nhân sử dụng nó đem đi cầm cố là trái quy định pháp luật.
3. Tham gia giao thông nhưng không có cà vẹt xe máy vì đã cầm cố thì bị xử lý thế nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21
- Khi cá nhân có thẩm quyền yêu cầu xuất trình giấy tờ kiểm tra mà không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực thì bị áp dụng mức phạt nêu trên;
- Hành vi không mang theo Giấy đăng ký xe cũng thuộc trường hợp này;
- Khi chủ phương tiện cũng không mang theo Giấy phép lái xe (Đối với người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô), ngoại trừ trường hợp có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
Với quy định trên thì cá nhân điều khiển phương tiện quên mang theo cà vẹt xe máy (Giấy đăng ký xe) thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Đồng thời, Cảnh sát giao thông hoàn toàn có quyền tạm giữ xe trong trường hợp người điều khiển phương tiện quên mang theo cà vẹt xe máy.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
- Bộ luật Dân sự 2015;
- Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
- Công văn số 141/TANDTC-KHXX về thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
THAM KHẢO THÊM: