Có được nhận thay tiền thanh toán viện phí không? Hồ sơ cần thiết để ủy quyền nhận thay tiền bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm.
Có được nhận thay tiền thanh toán viện phí không? Hồ sơ cần thiết để ủy quyền nhận thay tiền bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi: vì lý do cá nhân nên ba tôi không trực tiếp lên cơ quan bảo hiểm để lấy tiền viện phí được thanh toán lại cho gia đình tôi, tôi sẽ lên lấy thay ba tôi. Vì nhà tôi cách cơ quan bảo hiểm khá xa nên tôi không muốn đi lại nhiều lần. Tôi mạo muội nhờ luật sư tư vấn cho tôi, tôi cần chuẩn bị giấy tờ gì khi đến lấy thay tiền bảo hiểm?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Công văn 5435/BHXH-CSXH ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đối với thủ tục giải quyết chế độ BHXH hướng dẫn về Hồ sơ thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cụ thể:
4.1.3. Người hưởng chế độ trực tiếp nhận: cung cấp giấy hẹn và chứng minh thư.
4.1.4. Người khác nhận thay: cung cấp giấy hẹn, chứng minh nhân dân của người nhận thay, giấy ủy quyền theo Mẫu số 13-HSB ban hành kèm theo Công văn số 5435/BHXH-CSXH ngày 31/12/2015 của BHXH Việt Nam.
4.2. Đối với hồ sơ thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT:
a) Người hưởng chế độ trực tiếp nhận: cung cấp giấy hẹn và chứng minh thư.
b) Người khác nhận thay:
– Nếu là thân nhân của người hưởng chế độ: cung cấp giấy hẹn, chứng minh nhân dân, giấy tờ chứng minh là thân nhân của người hưởng BHYT (bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc giấy đăng ký kết hôn…)
– Nếu là người giám hộ: Cung cấp giấy hẹn, chứng minh nhân dân, giấy tờ chứng minh là giám hộ đương nhiên của người hưởng BHYT (bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc giấy đăng ký kết hôn…). Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên theo quy định của pháp luật thì cung cấp giấy hẹn, chứng minh nhân dân, quyết định công nhận việc giám hộ của cấp có thẩm quyền.
– Nếu không phải là thân nhân hoặc người giám hộ nêu trên: cung cấp giấy hẹn, chứng minh thư, giấy ủy quyền theo Mẫu số 13-HSB ban hành kèm theo Công văn số 5435/BHXH-CSXH ngày 31/12/2015 của BHXH Việt Nam./.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trong trường hợp của gia đình bạn, vì lý do cá nhân mà ba bạn không trực tiếp lên cơ quan bảo hiểm để lấy thay tiền viện phí thì bạn cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:
– Giấy hẹn của cơ quan BHXH
– Chứng minh nhân dân của bạn
– Bản sao sổ hộ khẩu để chứng minh mối quan hệ nhân thân giữa hai bạn
Nếu trong trường hợp bạn không có giấy tờ chứng minh được mối quan hệ nhân thân với bạn thì giữa hai bạn phải có
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và các khoản phụ cấp
– Tiền thù lao do thu bảo hiểm có phải nộp thuế?
– Cách tính lãi suất tiền bảo hiểm nộp chậm
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Dịch vụ tư vấn bảo hiểm xã hội