Dưới góc độ pháp lý, nuôi con nuôi là việc xác lập mối quan hệ cha mẹ con giữa những người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, đó là việc xác lập mối quan hệ lâu dài, bền vững thông qua việc đăng ký tại cơ quan nhà nước. Vậy có được phép nhận con nuôi khi không có mặt của bố mẹ đẻ hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được nhận con nuôi khi không có mặt của bố mẹ đẻ không?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề đăng ký việc nuôi con nuôi. Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về vấn đề đăng ký việc nuôi con nuôi. Cụ thể như sau:
– Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để nuôi con nuôi, thì cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tổ chức hoạt động đăng ký nuôi con nuôi, cho giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc những người giám hộ, người đại diện tại các cơ sở nuôi dưỡng, sau đó tổ chức lễ giao nhận con nuôi, ghi vào sổ hộ tịch trong khoảng thời gian 20 ngày được tính kể từ ngày có đầy đủ ý kiến đồng ý của những người căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật nuôi con nuôi năm 2010;
– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối tiến hành thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thì cần phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện của các cơ sở nuôi dưỡng, trong đó cần phải ghi rõ lý do chính đáng trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày có ý kiến của những người căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật nuôi con nuôi năm 2010;
– Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi tới cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc nơi thường trú của người nhận làm con nuôi.
Tiếp tục đối chiếu với quy định tại Điều 10 của
– Việc đăng ký nuôi con nuôi sẽ cần phải được tiến hành tại trụ sở của cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, những chủ thể được xác định là cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, người giám hộ hoặc người đại diện của các cơ sở nuôi dưỡng, người được nhận làm con nuôi cần phải có mặt. Công chức tư pháp hộ tịch sẽ ghi vào sổ đăng ký nuôi con nuôi, sau đó trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên tham gia;
– Căn cứ vào giấy chứng nhận nuôi con nuôi được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, theo yêu cầu của cha mẹ nuôi và sự đồng ý của con nuôi khi con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên, cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền thực hiện thủ tục thay đổi họ tên, chữ đệm, tên của người được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về hộ tịch.
Theo tất cả các điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, khi đăng ký nuôi con nuôi thì cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi và người được nhận làm con nuôi bắt buộc phải có mặt. Đây là một trong những quy định bắt buộc cần phải thực hiện. Vì vậy, nếu cha mẹ đẻ không có mặt đúng ngày đăng ký nuôi con nuôi thì có thể gửi đơn đề nghị tới Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi lùi lại vào một ngày khác, khi có đầy đủ bên giao, bên nhận con nuôi, có đầy đủ các chủ thể theo quy định của pháp luật.
2. Nhận nuôi con nuôi khi không được sự đồng ý của cha mẹ đẻ bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 của
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Thực hiện hành vi khai không đúng sự thật để thực hiện thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền;
+ Có hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ;
+ Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước;
+ Có hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong các loại văn bản và giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền, tổ chức hoặc người có thẩm quyền cung cấp để thực hiện thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để thực hiện các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về dân số;
+ Có hành vi lợi dụng việc đưa con nuôi của thương binh, những người có công với cách mạng, những người thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số để hưởng các chế độ chính sách ưu đãi của nhà nước dành cho các đối tượng đó.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi mua chuộc, đe dọa, ép buộc hoặc thực hiện các hành vi trái quy định của pháp luật dưới các hình thức khác để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;
+ Lợi dụng việc cho trẻ em làm con nuôi phải nhận trẻ em làm con nuôi hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi cá nhân;
+ Lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của những người con nuôi.
Theo đó thì có thể nói, nhận con nuôi khi không được sự đồng ý của cha mẹ đẻ, thực hiện các hành vi mua chuộc, đe dọa, ép buộc hoặc thực hiện các hành vi vi phạm quy định của pháp luật dưới nhiều hình thức khác nhau để có được sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi thì có thể sẽ bị phạt tiền với mức cao nhất là 10.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
3. Có được nhận con nuôi khi không được sự đồng ý của bố mẹ đẻ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về sự đồng ý cho làm con nuôi. Cụ thể như sau:
– Việc nhận nuôi con nuôi bắt buộc phải có sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi, nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi đã chết hoặc mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì bắt buộc phải có sự đồng ý của người còn lại. Nếu trong trường hợp cả cha đẻ và mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi đều đã chết hoặc mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc đều không xác định được thì cần phải được sự đồng ý của những người giám hộ. Trong trường hợp trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên được nhận làm con nuôi thì cần phải được sự đồng ý của chính trẻ em đó;
– Người đồng ý cho làm con nuôi phải được cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích của việc nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con sau khi người con đó được nhận làm con nuôi;
– Sự đồng ý cần phải được thực hiện dựa trên cơ sở tự nguyện, không bị ép buộc, không bị đe dọa, không bị mua chuộc, vụ lợi hoặc không kèm theo bất kỳ yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất nào khác;
– Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi đứa trẻ đó đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, khi nhận con nuôi bắt buộc phải được sự đồng ý của cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ của đứa trẻ. Trong trường hợp con nuôi trên 09 tuổi thì cần phải có sự đồng ý của người con nuôi đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật nuôi con nuôi 2010;
– Nghị định 82/2020/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình;
– Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi;
– Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 19/2011 hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi.
THAM KHẢO THÊM: