Mẹ đơn thân là một cụm từ không còn quá xa lạ; thậm chí còn được coi như một xu hướng của những người phụ nữ ở trong xã hội hiện đại. Trên thực tế, mẹ đơn thân chỉ những người phụ nữ mà đang nuôi con khi đã góa chồng hoặc đã ly hôn và chưa tái hôn hoặc chưa từng có chồng. Vậy có được nhận con của mẹ đơn thân làm con nuôi không?
Mục lục bài viết
1. Có được nhận con của mẹ đơn thân làm con nuôi không?
Mẹ đơn thân là một cụm từ không còn quá xa lạ; nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay. Trên thực tế, mẹ đơn thân chỉ những người phụ nữ mà đang nuôi con khi đã góa chồng hoặc đã ly hôn và chưa tái hôn hoặc chưa từng có chồng. Điều 2 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định mục đích nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì những lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, được giáo dục trong môi trường gia đình. Pháp luật quy định về người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi như sau:
- Đối với người được nhận làm con nuôi: căn cứ Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì những người được nhận làm con nuôi bao gồm:
+ Trẻ em đang dưới 16 tuổi.
+ Người mà từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
++ Được người là cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
++ Được người là cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
- Đối với người nhận con nuôi: căn cứ Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì điều kiện đối với người nhận con nuôi bao gồm có các điều kiện sau:
+ Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
+ Phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
+ Phải có tư cách đạo đức tốt.
Thêm nữa, Điều này cũng quy đinh những người không được nhận con nuôi, bao gồm có những người sau:
+ Người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
+ Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
+ Người đang chấp hành hình phạt tù;
+ Người chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của những người khác; hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc là có hành vi chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Như vậy, qua các phân tích các quy định pháp luật vừa nêu thì có thể khẳng định được rằng người nhận con nuôi hoàn toàn được nhận con của mẹ đơn thân làm con nuôi của mình nhưng phải đáp ứng được các điều kiện về người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi như đã nêu ở trên.
2. Sau khi nhận con của mẹ đơn thân làm con nuôi có được đổi họ cho con không?
Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ ở trong trường hợp dưới đây:
- Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc là ngược lại;
- Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc là họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
- Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc là cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
- Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc là của con khi xác định cha, mẹ cho con;
- Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của chính mình;
- Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với các quy định pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
- Thay đổi họ của con khi mà cha, mẹ thay đổi họ;
- Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Theo đó, một trong các trường hợp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ đó chính là trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi có yêu cầu thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc là mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi
Thêm nữa, tại khoản 2 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về các hệ quả của việc nuôi con nuôi, Điều này quy định theo yêu cầu của cha mẹ nuôi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định về việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải có được sự đồng ý của người đó.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng sau khi nhận con của mẹ đơn thân làm con nuôi thì người nhận con nuôi hoàn toàn được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận về việc thay đổi họ cho con từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của mình. Tuy nhiên, việc thay đổi họ cho con nuôi sau khi nhận con của mẹ đơn thân làm con nuôi thì phải được sự đồng ý của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên.
3. Quy định thông báo tình hình phát triển của con nuôi sau khi nhận con của mẹ đơn thân làm con nuôi:
Căn cứ Điều 23 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì việc thông báo tình hình phát triển của con nuôi sau khi nhận con của mẹ đơn thân làm con nuôi được quy định như sau:
- Sáu tháng một lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi sau khi nhận con của mẹ đơn thân làm con nuôi có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mà họ đang thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng.
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ nuôi thường trú phải có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi.
Theo quy định trên thì sau khi nhận con của mẹ đơn thân làm con nuôi thì sáu tháng một lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi thì cha mẹ nuôi phải có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mà họ đang thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng. Nếu như cha mẹ nuôi không thực hiện thông báo về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tại khoản 1 Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi, Điều này quy định Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Khai không đúng sự thật để thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi;
- Có phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;
- Không thực hiện về nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước;
- Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để thực hiện thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.
Theo đó, cha mẹ nuôi không thực hiện về nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước thì sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Như vậy, cha mẹ nuôi không thực hiện thông báo về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi thì sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
THAM KHẢO THÊM: