Tiền tệ Việt Nam được Nhà nước quản lý và bảo vệ bởi những nguyên tắc, quy định khắt khe, buộc tất cả người dân phải tuân thủ thực hiện. Vậy người dân có được mua bán, dùng cây tài lộc làm bằng tiền thật không?
Mục lục bài viết
1. Có được mua bán, dùng cây tài lộc làm bằng tiền thật không?
– Cây tài lộc là biểu tượng của sự may mắn theo quan niệm, tư tưởng của người dân Việt Nam. Tức nó thiên về ý chí tâm linh. Còn tiền thật là vật thể vật chất, được sử dụng giống như phương tiện luân chuyển trong thế giới vật chất, được quản lý bởi Nhà nước Việt Nam.
– Khi sử dụng tiền thật, người dân phải đảm bảo tuân thủ đúng theo các quy định mà pháp luật đề ra. Cụ thể, theo quy định tại
+ Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.
+ Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.
+ Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
+ Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.
Việc sử dụng tiền thật trên cây tài luật nhằm mục đích buôn bán là làm biến dạng mục đích sử dụng của tiền thật. Đây được xem là một trong những hình thức hủy hoại tiền Việt Nam.
Vậy nên, có thể khẳng định, người dân không được mua bán, dùng cây tài lộc làm bằng tiền thật. Thực tế hiện nay, việc mua bán, dùng cây tài lộc bằng tiền thật vẫn diễn ra tại nước ta. Hành vi này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bảo vệ nguồn tiền tệ của Nhà nước Việt Nam, đồng thời vi phạm quy định cấm theo quy định của pháp luật. Vậy nên, mọi hành vi liên quan đến việc mua bán, dùng cây tài lộc làm bằng tiền thật đều bị xử lý, xử phạt theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng thắt chặt quản lý, đưa ra những biện pháp xử lý các hành vi vi phạm một cách chính xác và toàn diện nhất.
2. Hình thức xử phạt đối với hành vi mua bán, dùng cây tài lộc làm bằng tiền thật:
Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam như sau:
– Chủ thể vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Cá nhân, tổ chức không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;
+ Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả;
+ Thực hiện bố trí cán bộ làm công tác kiểm ngân, thủ quỹ hoặc giao dịch viên chưa qua đào tạo, tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả;
+ Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.
– Đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
+ Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;
+ Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;
+ Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.
– Đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
– Đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, đối tượng vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
– Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
+ Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả.
+ Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
+ Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với i hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
3. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, các bộ ngành trong việc bảo vệ tiền tệ Việt Nam:
3.1. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ tiền tệ Việt Nam:
Tiền tệ Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành và do Nhà nước Việt Nam bảo vệ. Theo quy định của pháp luật hiện hành, ngân hàng Nhà nước thông báo đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông báo này phải được niêm yết công khai tại trụ sở giao dịch của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc điểm nhận biết của loại tiền giả xuất hiện trong lưu thông để các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân biết. Việc cung cấp tin, đăng tải tin về tiền giả thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trong hoạt động bảo vệ tiền tệ Việt Nam, các cá nhân, tổ chức có các quyền và trách nhiệm sau đây:
+ Bảo quản tiền Việt Nam trong quá trình quản lý, sử dụng.
+ Yêu cầu cơ quan chức năng giám định tiền Việt Nam theo quy định tại Điều 6 Quyết định này.
+ Kịp thời thông báo cơ quan công an hoặc bộ đội biên phòng, hải quan nơi gần nhất về các hành vi vi phạm quy định tại Điều 3 Quyết định này.
+ Cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân có tiền giả phải kịp thời giao nộp cho cơ quan công an, Ngân hàng Nhà nước, bộ đội biên phòng hoặc cơ quan hải quan nơi thuận tiện nhất.
+ Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, cơ quan hải quan, bộ đội biên phòng khi phát hiện tiền giả phải tiến hành lập biên bản thu giữ, phát hiện tiền nghi giả phải lập biên bản tạm thu giữ và kịp thời thông báo cơ quan công an nơi gần nhất.
3.2. Quyền và trách nhiệm của các bộ ngành trong việc bảo vệ tiền tệ Việt Nam:
Trong việc bảo vệ tiền tệ Việt Nam, các bộ ngành có các trách nhiệm cụ thể sau đây:
– Bộ Công an chịu trách nhiệm chính, toàn diện trong công tác đấu tranh phòng, chống tiền giả, bảo vệ tiền Việt Nam.
– Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị liên quan trong việc xử lý các trường hợp tiền giả, tiền nghi giả, tiền nghi bị hủy hoại và trong công tác đấu tranh phòng, chống tiền giả, bảo vệ tiền Việt Nam.
– Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm đồng tiền trong lưu thông bền, đẹp, có khả năng chống giả cao, thuận tiện trong quản lý, sử dụng và hướng dẫn các biện pháp bảo quản phù hợp với chất liệu đồng tiền nhằm làm tăng thời gian sử dụng của đồng tiền trong lưu thông.
4. Mẫu đơn tố cáo hành vi phá hủy tiền Việt Nam:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày ….. tháng …. năm…..
ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM
(Về hành vi……) (1)
Kính gửi: Cơ quan điều tra, Công an quận/huyện (2)……
Tôi tên là:……Sinh năm:……
CMND số:…..do:…..cấp ngày:……
Hộ khẩu thường trú:………
Hiện đang cư trú tại:…..
Nay tôi làm đơn này kính mong quý cơ quan tiến hành điều tra làm rõ hành vi vi phạm của đối tượng:
Họ và tên:……
Hiện đang cư ngụ tại:..……
Đối tượng này đã có hành vi (3)……
Chứng cứ chứng minh (nếu có) (4):……
Từ vụ việc xảy ra nêu trên, tôi cho rằng cá nhân này đã có hành vi vi phạm pháp luật. Kính đề nghị quý cơ quan điều tra làm rõ hành vi trên để đảm bảo tình hình an ninh, xã hội trên địa bàn.
Tôi xin cam kết những gì tôi vừa trình bày là sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì tôi vừa nêu.
Xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn viết đơn:
(1) Nêu rõ hành vi vi phạm, ví dụ: cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…
(2) Công an quận/huyện nơi cư trú của đối tượng vi phạm
(3) Trình bày rõ tại sao cho rằng đối tượng vi phạm pháp luật.
(4) Trình bày chứng cứ chứng minh nếu có.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Quyết định 130/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ tiền Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.