Khái quát chung về ủy quyền và thừa kế? Ủy quyền giải quyết tranh chấp thừa kế? Ủy quyền phân chia thừa kế? Có được làm giấy ủy quyền phân chia, tranh chấp thừa kế?
Theo quy định của pháp luật thì cá nhân có thể ủy quyền cho một người khác đại diện mình để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định một số trường hợp cá nhân không được cho người khác làm đại diện như kết hôn, ly hôn,….Vậy cá nhân có được làm giấy ủy quyền phân chia, tranh chấp thừa kế không? Việc ủy quyền này cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ pháp lý:
–
– Luật tố tụng hành chính năm 2015;
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về thừa kế và ủy quyền:
Uỷ quyền là cá nhân/tổ chức cho phép cá nhân/tổ chức khác có quyền đại diện mình thực hiện một hành động pháp lý nào đó, quyết định và người ủy quyền vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép/uỷ quyền cho người nhận ủy quyền.
Thừa kế được hiểu chung là sự di chuyển tài sản từ người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại đó gọi chung là di sản. Theo đó, hưởng thừa kế có thể được hưởng theo 02 hình thức, cụ thể:
– Thừa kế theo di chúc, căn cứ vào điều 624
– Thừa kế theo pháp luật căn cứ điều 649
Tranh chấp di sản thừa kế là các mâu thuẫn giữa những người thừa kế về việc quản lý di sản, chia di sản của người để lại di sản. Theo các hiểu thông thường thì tranh chấp thừa kế là các mâu thuẫn về lợi ích của các bên trong quan hệ thừa kế được pháp luật bảo vệ.
2. Ủy quyền giải quyết tranh chấp thừa kế:
Các dạng tranh chấp thừa kế theo pháp luật thông thường xảy ra bao gồm: Tranh chấp hàng thừa kế, tranh chấp về di sản thừa kế, tranh chấp cách hiểu về nội dung di chúc, tranh chấp về việc xác định chủ thể thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản, tranh chấp việc phân chia di sản thừa kế.
Hiện nay chưa có quy định pháp luật cụ thể về làm giấy uỷ quyền tranh chấp thừa kế, tuy nhiên vấn đề này đã được nêu rõ trong các quy định pháp luật liên quan đến pháp luật dân sự. Cụ thể theo quy định tại điều 138 luật dân sự 2015 quy định cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác trong quá trình thực hiện, xác lập giao dịch dân sự.
Bất kỳ ai đều có thể đại diện theo ủy quyền của đương sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 87
– Đại diện theo ủy quyền trong vụ án ly hôn (căn cứ tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự).
– Nếu người nhận ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp với nhau (Căn cứ khoản 1 điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự).
– Nếu người nhận ủy quyền đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc tranh chấp (Căn cứ khoản 1 điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự).
Theo đó, tranh chấp thừa kế không thuộc trường hợp không được đại diện theo ủy quyền nêu trên nên được làm giấy ủy quyền cho người khác thay tham gia tố tụng nhằm giải quyết tranh chấp thừa kế. Điều kiện của người nhận ủy quyền phải đáp ứng:
– Căn cứ khoản 2 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015, người nhận ủy quyền phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định.
– Căn cứ khoản 1 Điều 87
Như vậy, người đại diện theo ủy quyền đáp ứng các điều kiện trên thì hai bên có quyền làm giấy ủy quyền tranh chấp thừa kế. Theo đó, người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản uỷ quyền.
Xét trên phương diện giải quyết tranh chấp theo thủ tục hành chính. Bộ luật tố tụng hành chính 2015 cũng quy định người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng hành chính bắt buộc là người có hành vi dân sự đầy đủ, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật uỷ quyền bằng văn bản.
Tranh chấp thừa kế nằm trong phạm vi điều chỉnh của các quy định pháp luật Dân sự, hành chính nêu trên. Như vậy có thể khẳng định, các bên đương sự trong tranh chấp thừa kế hoàn toàn có thể thực hiện việc uỷ quyền tranh chấp thừa kế.
3. Ủy quyền phân chia thừa kế:
Về phân chia thừa kế có một số văn bản sau: Thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản. Theo đó, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được hiểu là là văn bản thể hiện sự nhất chí, đồng ý của những người thừa kế về cách phân chia di sản của người chết để lại.
Khai nhận di sản thừa kế là một thủ tục bởi người thừa kế thực hiện mục đích nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế tại lúc phát sinh quyền thừa kế ngày sau khi người để lại di sản đó chết. Các trường hợp được làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế căn cứ khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng 2014, có hai trường hợp cụ thể:
– Người thừa kế là người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật;
– Các người thừa kế cùng được hưởng di sản theo quy định pháp luật, theo di chúc nhưng thỏa thuận không phân chia di sản thừa kế mà lập một văn bản khai nhận một khối di sản hợp nhất.
Phân chia di sản thừa kế cũng là một dạng của giao dịch dân sự giữa các người thừa kế nhằm phân chia di sản của người để lại di sản nên ủy quyền phân chia thừa kế căn cứ vào các quy định chung về giao dịch dân sự. Căn cứ quy định tại điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác trong quá trình thực hiện, xác lập giao dịch dân sự.
Đồng thời, căn cứ tại khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phạm vi đại diện cụ thể như sau một pháp nhân, cá nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau tuy nhiên không được nhân danh người được đại diện nhằm xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với bên thứ ba hoặc với chính mình trong khi mình cũng là người đại diện của người đó, trừ các trường hợp pháp luật quy định khác.
Hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế và hợp đồng thỏa thuận phân chia di sản là văn bản thỏa thuận giữa người ủy quyền (người thừa kế theo quy định) cùng với người được ủy quyền nhằm để cho người được ủy quyền thay mặt mình thực hiện một số thủ tục phân chia di sản thừa kế. Hợp đồng ủy quyền này được coi là văn bản đặc biệt quan trọng và cũng là căn cứ để xác lập thỏa thuận giữa hai bên của hợp đồng trong tiến trình thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế.
Pháp luật không có các yêu cầu bắt buộc hợp đồng ủy quyền phân chia di sản thừa kế phải công chứng. Nhưng thủ tục khai nhận di sản thừa kế là một thủ tục rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người thừa kế nên người ủy quyền (người thừa kế theo quy định) và người được ủy quyền nên thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế và hợp đồng ủy quyền thỏa thuận phân chia di sản.
Ví dụ: A,B là hai chị em sinh đôi sinh năm 1990 cùng là con của C và D là bạn của A không thuộc diện thừa kế của C. Năm 2021, C mất viết di chúc để lại di sản cho A, B. Do có một số công việc nên A không thể về nước thực hiện thủ tục thỏa thuận phân chia di sản nhưng không biết ủy quyền cho B hay D?
Trường hợp này là trường hợp ủy quyền phân chia di sản. A có quyền ủy quyền cho C do C không có quyền và nghĩa vụ liên quan đến quan hệ thừa kế này. Tuy nhiên, nếu A ủy quyền cho B thì trái với quy định pháp luật do A, B vừa tham gia thỏa thuận phân chia di sản thừa kế với tư cách cá nhân, vừa đại diện bạn để thực hiện việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế với chính mình và những người thừa kế khác vi phạm điều 141 Bộ luật Dân sự 2015. Vì vậy, A có quyền ủy quyền cho D thay mặt mình để tham gia thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nhưng người này không được là một trong những người được hưởng di sản thừa kế của C.