Người lao động là phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng đặc biệt khi tham gia lao động trên thực tế. Vậy, Có được ký hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai không?
Mục lục bài viết
1. Có được ký hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai không?
Tham gia vào quan hệ lao động là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Để trả lời được câu hỏi việc, người phụ nữ đang mang thai có được ký hợp đồng lao động hay không thì cần phải xem xét đến quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Căn cứ theo Điều 6
– Liên quan đến quyền của người sử dụng lao động: Pháp luật ghi nhận rằng người sử dụng lao động hoàn toàn có thể tiến hành tuyển dụng bố trí cũng như quản lý điều hành giám sát lao động thuộc sự quản lý của mình; Trong quá trình lao động nếu nhận thấy cá nhân là người lao động có những thành tích tốt trong quá trình làm việc có thể tiến hành khen thưởng và trong trường hợp có hành vi vi phạm thì có thể sẽ bị xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
– Để đảm bảo quyền lợi cũng như sự công bằng cho người sử dụng lao động khi tiến hành giao kết thì đối tượng này có thể tham gia thành lập, gia nhập và hoạt động trong các tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
+ Bên cạnh đó, có thể yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng một số các vấn đề trong quan hệ lao động. Đồng thời, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người lao động;
+ Trên thực tế nếu doanh nghiệp ở công ty phải đóng cửa tạm thời ngơ làm việc thì có thể thực hiện quyền này ngoài ra còn có một số các quyền khác theo quy định của pháp luật
– Bên cạnh đó người sử dụng lao động sẽ có các nghĩa vụ như:
+ Một khi đã tiến hành giao kết hợp đồng lao động với người lao động thì phải thực hiện đúng theo quy định thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác cùng với đó có sự tôn trọng danh dự nhân phẩm của người lao động;
+ Theo pháp luật của Việt Nam, luôn ưu tiên việc tiến hành đối thoại, trao đổi với người lao động và đây là một trong những yếu tố thúc đẩy việc thiết lập cơ chế thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; bên cạnh đó cũng thực hiện các quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
+ Tuân thủ quy định của pháp luật các vấn đề liên quan đến lao động việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cùng với đó là an toàn vệ sinh lao động; Hiện nay việc phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cũng là một trong những vấn đề được nhận được nhiều sự quan tâm chính vì vậy doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng chống việc quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Công nhận kỹ năng nghề cho người lao động
Đồng thời, trong
2. Công việc không được ký kết hợp đồng với người lao động là phụ nữ mang thai:
Ký kết hợp đồng lao động đối với lao động nữ đang mang thai là một trong những đối tượng lao động nằm trong trường hợp đặc biệt. Hiện nay để bảo vệ quyền của người lao động nữ đang mang thai thì trong Bộ luật Lao động năm 2019 cụ thể là tại Điều 137 đã có những điều khoản quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ đang mang thai như sau:
– Cá nhân là người sử dụng lao động không được phép sử dụng người lao động làm việc trong khoảng thời gian làm ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa đối với những trường hợp như:
+ Lao động đang mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm những công việc ở những khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo;
+ Trong trường hợp cá nhân là người lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động chấp thuận việc tham gia lao động trong khung thời gian này;
– Theo quy định của Điều này thì lao động nữ làm nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai thì người sử dụng lao động đang vi phạm quy định của pháp luật. Đối với những ngành nghề nêu trên thì lao động nữ sẽ không được sắp xếp để làm những công việc;
Bên cạnh đó, nếu có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động điều chuyển sang công việc nhẹ hơn, an toàn hơn, hoặc có thể giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và vẫn đảm bảo quyền, lợi ích cho đến khi hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Để đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động là phụ nữ mang thai thì người sử dụng lao động trong khoảng thời gian các bên đang thực hiện theo kết hợp đồng sẽ không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người này đang mang thai hoặc kết hôn, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân đã chết hoặc đã bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân đã chấm dứt hoạt động và bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không còn người đại diện theo pháp luật, trong trường hợp này người được ủy quyền thực hiện quyền nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật cũng không tồn tại.
Lưu ý rằng: Hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian lao động nữ đang mang thai hoặc đưa con dưới 12 tháng tuổi thì sẽ được ưu tiên giao kết
3. Công ty không ký hợp đồng lao động bằng văn bản đối với phụ nữ mang thai thì sẽ bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP đối với hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động sẽ được áp dụng mức phạt tiền tùy theo mức độ hành vi vi phạm. Cá nhân là người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi vi phạm như: Sau kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm việc có thời hạn đầy đủ 01 tháng trở lên hoặc giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng theo quy định tại khoản 2 của Điều 18 của Bộ luật Lao động; Bên cạnh đó, cũng không thực hiện được giao kết đúng theo hợp đồng lao động với người lao động; Ngoài ra, việc giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung của hợp đồng lao động cũng sẽ bị áp dụng mức xử phạt, cụ thể:
– Hành vi vi phạm của người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm từ một người đến người người lao động;
– Hành vi vi phạm đối với người một người đến 50 người lao động thì sẽ bị áp dụng mức phạt lần từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng;
– Mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi vi phạm của người sử dụng lao động khi xâm phạm đến quyền lợi từ 51 người đến 100 người lao động;
– Đối với số lượng người lao động bị xâm phạm về quyền lợi từ 101 người đến 300 người lao động thì mức phạt sẽ áp dụng từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng;
– Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm được quy định trong điều này đó là từ 20 triệu đồng với hai năm triệu đồng đối với hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì biện pháp khắc phục hậu quả cũng sẽ được áp dụng đó là buộc người sử dụng lao động sẽ phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi có hành vi giao kết hợp đồng không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên theo quy định.
Như vậy việc người sử dụng lao động nhận phụ nữ mang thai vào làm việc tuy nhiên lại không ký hợp đồng lao động mặc dù đã đủ điều kiện để giao kết bằng văn bản thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt nêu trên tùy thuộc vào số lượng mà người lao động là phụ nữ mang thai đang bị xâm phạm quyền lợi.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.