Có được kinh doanh côn nhị khúc không? Thế nào là vũ khí thô sơ.
Có được kinh doanh côn nhị khúc không? Thế nào là vũ khí thô sơ.
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại em đang chuẩn bị nhập côn nhị khúc về bán. Cho em hỏi là người mua côn nhị khúc do em bán mà sử dụng đánh nhau gây án mạng thì em có ảnh hưởng gì về luật không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Căn cứ Điều 5 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu trái phép các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:
"Điều 5: Các hành vi bị nghiêm cấm:
1. Cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh này.
2. Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
3. Lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức"
4. Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng vũ khí được giao.
5. Giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
6. Cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
7. Mang vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép.
8. Vận chuyển, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn.
9. Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp giấy phép sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
10. Mua bán trái phép, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
11. Đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
12. Hành vi khác vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ."
Theo quy định trên pháp luật cấm sử dụng, mua bán trái phép các loại vũ khí thô sơ, vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ.
Khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 có quy định: "4. Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ."
Như vậy côn nhị khúc không phải là vũ khí thô sơ nên việc bạn nhập côn nhị khúc về bán là hoàn toàn hợp pháp và không phải xin phép.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật kinh doanh vũ khí: 1900.6568
Để biết người mua côn nhị khúc của bạn sử dụng đánh nhau gây án mạng bạn có phải chịu trách nhiệm hay không, cần xem xét việc bạn có quan hệ như thế nào với người mua trong trường hợp này.
Thứ nhất, nếu như bạn và người mua có quan hệ quen biết, bạn biết rõ việc người mua đang chuẩn bị đi đánh nhau, chủ động bán côn nhị khúc cho người mua để sử dụng vào việc đánh nhau, nếu gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng cho người khác thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò là đồng phạm theo quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự 1999 như sau:
"1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm".
Thứ hai, trong trường hợp bạn bán côn nhị khúc cho người mua, bạn không biết người mua sử dụng vào mục đích gì. Nếu gây thiệt hại cho sức khỏe hoặc tính mạng thì bạn sẽ không bị truy cứu các trách nhiệm liên quan.