Họ tên của con trong giấy khai sinh là một trong những nội dung bắt buộc phải thực hiện khi làm thủ tục này tại cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định thì có được khai sinh con theo họ mẹ khi đang sống ly thân?
Mục lục bài viết
1. Có được khai sinh con theo họ mẹ khi đang sống ly thân?
Tại Việt Nam khi làm giấy khai sinh cho con thì một trong những nội dung không thể thiếu đó là thông tin họ và tên của trẻ. Vấn đề lựa chọn họ của con ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới có sự đa dạng, không đồng nhất nhưng từ lâu đời nay nước ta khi chọn họ cho con thông thường chọn họ của người bố thành ra đa phần mọi người lại nhầm tưởng đây là quy định bắt buộc, tuy nhiên lại không phải vậy. Theo quy định tại Văn bản hợp nhất 1843/VBHN-BTP hướng dẫn Luật Hộ tịch, các cặp vợ chồng hoàn toàn có thể đăng ký tên khai sinh cho con mang họ mẹ trong thời kỳ hôn nhân, thậm chí đang trong giai đoạn ly thân. Cụ thể, khoản 1 Điều 4 Văn bản hợp nhất 1843/VBHN-BTP đã nêu rõ:
– Các nội dung được trình bày khi khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Văn bản hợp nhất 1843/VBHN-BTP, trong đó có đề cập nội dung sau: Thông tin về họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và bắt buộc phải được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán…
Như vậy, pháp luật nước ta đã quy định rõ khi đăng ký khai sinh cho con, cha mẹ hoàn toàn được tự do thỏa thuận về việc đặt tên cho con theo họ mẹ. Và việc đăng ký cho con theo theo họ mẹ thì bắt buộc phải có sự đồng thuận của cả hai vợ chồng chứ không thể là ý chí đơn phương của một người;
Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được cho con mang họ ai, lúc này họ của con sẽ được xác định theo tập quán. Để có thẻ lý giải được cơ bản cách xác định tập quán thì trong bài viết tác giả đưa ra một số thông tin để bạn đọc có cái nhìn đầy đủ nhất. Hiện nay, tập quán được coi là quy tắc xử sự mà cá nhân khi nhìn vào sẽ noi gương thực hiện theo, tập quán có chứa đựng các nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân/pháp nhân trong một quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và thực hiện lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hay một lĩnh vực dân sự (theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật dân sự 2015);
Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống đoàn kết và hòa bình với nhau nên về tư tưởng nhiều khi cũng có sự đồng nhất, bởi vì phần lớn các dân tộc, vùng, miền tại Việt Nam thường cho con mang họ cha do ảnh hưởng của chế độ phụ hệ. Tuy nhiên, cũng có không ít những dân tộc xác định họ của cá nhân không phải họ cha hoặc họ mẹ ví dụ như: Tập quán không đặt họ của người Bana ở Tây nguyên, Phú Yên, Bình Định; người Brâu, người Xơ-đăng ở Kontum; người Mã Liềng ở huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình, huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh…Con trai dân tộc Ba Na gọi là Yang Danh, con gái gọi là Blui, Aying, Klrot, Chơ, Y owu, Blinh, Thưr, Thớp, Yung…
Mở rộng vấn đề: Bên cạnh hai trường hợp được sử dụng họ người mẹ đã nêu bên trên thì vẫn còn một trường hợp nữa người mẹ được quyền để họ của mình trong giấy khai sinh của con, đó là: trong trường hợp chưa xác định được cha đẻ của con thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ (căn cứ khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015).
2. Thủ tục đăng ký khai sinh cho con mang họ mẹ như thế nào?
Thủ tục đăng ký họ tên cho con mang họ mẹ không hề có sự phân biệt hay khác nhau về thủ tục hành chính. Cá nhân cứ chuẩn bị hồ sơ đề nghijvaf nộp tại cơ quan có thẩm quyền thì có thể dễ dàng được chấp thuận. Căn cứ Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, thủ tục đăng ký khai sinh cho con mang họ mẹ thực hiện như sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:
Người đi đăng ký khai sinh chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Cần soạn thảo 01 tờ khai đăng ký khai sinh ghi rõ thông tin đã được hướng dẫn;
– Cung cấp kèm theo 01 bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
– Nếu không thể trực tiếp đi thực hiện hoạt động đăng ký khai sinh dùng họ mẹ thì có thể nhờ người khác thực hiện thông qua văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không phải soạn
Người đi khai sinh cho cần mang theo giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng như hộ chiếu/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh về nhân thân.
Bước 2. Cá nhân đi nộp giấy tờ sẽ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ để thực hiện
Bước 3. Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký khai sinh:
Công chức hộ tịch khi tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình và đưa ra hướng giải quyết phù hợp từng trường hợp sau:
– Trong trường hợp đã đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; Công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để đươc phê duyệt;
– Nhận thấy hồ sơ chưa hoàn thiện, đáp ứng theo quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập văn bản hướng dẫn cụ thể;
Bước 4. Nhận kết quả
Hồ sơ yêu cầu được chấp thuận thì người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh và Trích lục nhận cha, mẹ, con cho người yêu cầu theo đúng giấy hẹn trả kết quả.
Lệ phí khi đi khai sinh cho trẻ:
Hiện nay, việc khai sinh cho trẻ không phải trả phí. Đối với trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn: theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
3. Khi nào được đổi họ cho con theo họ mẹ?
Căn cứ theo Điều 26
– Việc lựa chọn thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký chỉ được thực hiện khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự;
– Thực hiện thủ tục thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Đồng thời, theo Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ khi tồn tại một trong các trường hợp sau đây:
+ Có mong muốn thực hiện việc thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
+ Cá nhân có đề nghị thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi theo đúng quy định;
+ Xét đến trường hợp khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
+ Tiến hành việc thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
+ Đồng thời khi có mong muốn thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
+ Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
+ Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
– Ngoài ra, còn có một số trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Hộ tịch 2014;
– Văn bản hợp nhất 1843/VBHN-BTP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.