Có được kê biên tài sản để thi hành án. Kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án.
Có được kê biên tài sản để thi hành án. Kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án.
Tóm tắt câu hỏi:
Năm 2011, gia đình em vay vợ chồng ông Hoàng bà Ngà 200 triệu đồng. Hai bên có làm biên nhận viết tay, nhưng hiện đã thất lạc và không nhớ rõ ngày tháng. Sau khi vay, gia đình em có đóng lãi hàng tháng là 5,4 triệu đồng. Gia đình em đóng được 1 năm 9 tháng thì không còn khả năng đóng và hoàn trả. Sau đó, Ông Hoàng bà Ngà đưa đơn ra
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Như bạn trình bày, TAND huyện Châu Phú – An Giang buộc gia đình bạn phải hoàn trả vốn là 200 triệu đồng. Hiện tại gia đình bạn khó khăn nên đã thương lượng xin trả dần 2 triệu mỗi tháng nhưng chủ nợ không đồng ý. Nếu chủ nợ xác minh được bạn đang có tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp thì chủ nợ có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án gửi tới Chi cục thi hành án cấp huyện nơi xét xử sơ thẩm vụ án để tiến hành thi hành bản án của Tòa án.
Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định về kê biên tài sản để thi hành án như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
''Kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi kê biên tài sản, nếu có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự.
Trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố cho người khác thì tài sản đó bị kê biên, xử lý để thi hành án; Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đối với tài sản đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đối với tài sản đó.''
Như vậy, nếu gia đình bạn không thỏa thuận được với chủ nợ là ông Hoàng bà Nga về việc trả nợ dần thì ông Hoàng, bà Nga có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án, khi đó chấp hành viên có quyền tiến hành cưỡng chế quyền sử dụng đất của bạn để trả nợ cho ông Hoàng bà Nga.