Lao động nữ sinh con có được hưởng trợ cấp tã lót thai sản không? Chế độ bảo hiểm thai sản?
Lao động nữ sinh con có được hưởng trợ cấp tã lót thai sản không? đây là một câu hỏi mà những lao động nữ đặt ra khi sinh con và hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên thì pháp luật chưa có quy định rõ ràng về trợ cấp tac lót thai sản. Vậy Văn bản pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ tập trung phân tích những vấn đề liên quan đến chế độ
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
– Luật Bao hiểm xã hội 2014.
1. Lao động nữ sinh con có được hưởng trợ cấp tã lót thai sản không?
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định về trợ cấp tã lót thai sản mà chỉ ghi nhận tiền trợ cấp thai sản trong
căn cứ vào Điều 38,
“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”
Theo đó, mức lương cơ sở được lấy làm căn cứ để tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con. Từ ngày 30/6/2020, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng và từ ngày 01/7/2020, mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng/tháng. (Theo quy định tại
Như vậy ta có thể tính được như sau:
+ Nếu sinh con trước ngày 01/7/2020, mức trợ cấp một lần cho mỗi con là: 1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng;
+ Nếu sinh con từ ngày 01/07/2020, mức trợ cấp một lần cho mỗi con là: 1.60.000 đồng x 2 = 3.200.000 đồng.
Từ cách tính bên trên ta có thể thấy, nếu như sinh con từ ngày 01/7/2020 trở đi, mức trợ cấp một lần cho mỗi con tăng 220.000 đồng so với thời điểm trước.
Lưu ý: Trong trường hợp vợ không tham gia bảo hiểm xã hội thì chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng sẽ được khoản tiền trợ cấp một lần khi sinh con nêu trên.
2. Chế độ bảo hiểm thai sản
2.1. Chế độ bảo hiểm thai sản là gì?
Chế độ bảo hiểm thai sản là tập hợp các quy định của pháp luật về việc thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cũng như đảm bảo sức khỏe cho ngươi lao động khi phải nghỉ việc trong thời gian mang thai, sinh con, nuôi con sơ sinh hoặc có các sự kiện thai sản khác trên cơ sở sự đóng góp vào quỹ tài chính chung của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước.
Đặc điểm của chế độ bảo hiểm thai sản: Là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ bảo hiểm thai sản mang bản chất chung của bảo hiểm xã hội đồng thời cũng có những đặc trưng riêng khác biệt với những chế độ bảo hiểm xã hội khác. Cụ thể như sau:
Một là, bảo hiểm thai sản là một chế độ bảo hiểm đặc thù gắn liền chủ yếu là với lao động nữ khi có các sự kiện thai sản. Chế độ bảo hiểm thai sản xuất hiện là nhu cầu khách quan đòi hỏi tạo điều kiện chủ yếu cho lao động nữ thực hiện chức năng làm mẹ bên cạnh hoạt động xã hội. Đối tượng áp dụng của chế độ bảo hiểm thai sản chủ yếu là lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi họ mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh hoặc có các sự kiện thai sản khác như khám thai, sảy thai, thực hiện các biện pháp tránh thai, …
Chế độ bảo hiểm thai sản thể hiện trách nhiệm của Nhà nước và của cộng đồng xã hội đối với thế hệ tương lai, đồng thời cũng thể hiện sự bình đẳng giữa những người lao động. Đây cũng là đặc trưng quan trọng nhất để phân biệt chế độ bảo hiểm thai sản với các chế độ bảo hiểm khác trong hệ thống chính sách an sinh xã hội.
Hai là, chế độ bảo hiểm thai sản phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên là bên tham gia, bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm. Chế độ bảo hiểm thai sản mang bản chất của bảo hiểm xã hội với mối quan hệ xuyên suốt là mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong quan hệ bảo hiểm xã hội. Mối quan hệ này dựa trên quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên: bên tham gia, bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm.
Ba là, chế độ bảo hiểm thai sản mang tính chất ngắn hạn nhưng có tính xã hội hoả cao, được thực hiện thường xuyên và đều đặn, diễn ra một cách liên tục do tỉnh tuần hoàn của sự sống. Thai sản là hiện tượng tự nhiên trong đời sống xã hội gắn liền với thiên chức làm mẹ của người phụ nữ, hiện tượng này diễn ra phổ biến và có tính tuần hoàn theo quy luật của sự sống. Điều này cũng có nghĩa là chế độ bảo hiểm thai sản được áp dụng khi người lao động nữ mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh hoặc có các sự kiện thai sản khác cũng mang tính tuần hoàn, liên tục. Bên cạnh đó, chế độ bảo hiểm thai sản cũng mang tính tức thời, ngắn hạn bởi lẽ chỉ gắn liền với giai đoạn thai sản của người lao động nữ. Mặt khác, người lao động nữ khi tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội được đảm bảo thu nhập khi có sự kiện thai sản trong suốt quá trình lao động mà không bị hạn chế bởi các yếu tố khác.
Bốn là, chế độ bảo hiểm thai sản được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc có đóng có hưởng, phương thức bù đắp, trợ cấp người lao động được pháp luật bảo hiểm xã hội quy định.
Khi tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội, người lao động đóng góp một phần thu nhập có được nhằm bảo hiểm thu nhập cho chính bản thân mình khi có các sự kiện bảo hiểm và các rủi ro xã hội, trong đó có sự kiện thai sản. Tuy nhiên, không phải bất cứ người lao động nào có sự kiện thai sản đều được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản và người lao động bị mất bao nhiêu thu nhập do sự kiện thai sản thì sẽ được bảo hiểm bấy nhiêu. Việc hưởng bảo hiểm thai sản chỉ diễn ra khi người lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội. Điều này liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động được pháp luật bảo hiểm xã hội quy định. Đồng thời, mức trợ cấp, bù đắp và phương thức trợ cấp, bù đắp cho người lao động có sự kiện thai sản cũng được quy định trên cơ sở các xem xét các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội.
2.2. Điều kiện để được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản
Thứ nhất, điều kiện cần là người lao động nữ phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội và thuộc một trong các trường hợp được liệt kê tại Khoản 1, Điều 31,
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”
Hay nói cách khác, điều kiện cần để người lao động nữ có thể được hưởng bảo hiểm thai sản là họ phải đóng bảo hiểm xã hội và có sự kiện thai sản. Sự kiện thai sản này bao gồm thai nghén, sinh con, nuôi con và thực hiện các thủ thuật thai sản khác như nạo hút thai, triệt sản,.. Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khám thai nhưng không vượt quá thời gian theo chế độ sinh con.
Thứ hai về điều kiện đủ để được hưởng chế độ bảo hiểm thai tên, lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhận mang thai hộ hoặc nuôi con nuôi sơ sinh dưới 06 tháng tuổi còn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Số lần sinh con được hưởng trợ cấp thai sản không giới hạn.
Thời gian 12 tháng trước khi sinh con, nuôi con nuôi được xác định như sau :
– Trường hợp sinh con hoặc nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không được tính vào 12 tháng trước khi sinh con hoặc nuôi con nuôi
– Trường hợp sinh con hoặc nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào 12 tháng trước khi sinh con hoặc nuôi con nuôi.
Tại Việt Nam hiện nay, theo quy định tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mõi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian nghi sinh con còn có thêm nhiều chính sách dành cho người lao động nữ như: Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt qua thời gian quy định trên; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định pháp luật về lao động. Trường hợp người lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai bị chết hoặc chết lưu thì chế độ thai sản được giải quyết đối với con còn sống. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con của lao động nữ tính theo số ngày con được sinh ra, bao gồm cả con bị chế hoặc chết lưu.