Có được hưởng lương hưu trong thời gian tạm giam, truy tố. Được tại ngoại chữa bệnh nhưng lại không có mặt theo giấy gọi, thời gian truy tố có được hưởng lương hưu không?
Có được hưởng lương hưu trong thời gian tạm giam, truy tố. Được tại ngoại chữa bệnh nhưng lại không có mặt theo giấy gọi, thời gian truy tố có được hưởng lương hưu không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư: cho em hỏi chút về tiền lương hưu của bố em, em nói tóm tắt để cho luật sư hiểu về hoàn cảnh của bố em. bố em bị bắt năm 1999 ở trong tù được 3 tháng bố em bị ốm và cho về tại ngoại chữa bệnh gần 2 tháng bố em đỡ hơn và viện kiểm sát đề nghị bố em quay lại để xét xử nhưng do mẹ em mất nên sau khi chôm cất mẹ em xong bố em đã bỏ đi lang thang, trong thời gian đó tòa án đã làm giấy gọi 10 lần nhưng không có tung tích, nhưng chưa thấy tòa án tuyên án bố em đi tù, sau một thời gian tòa án có gửi lại đơn về gia đình là xóa án tích, nhưng bố em trước lức bị bắt bố em là cán bộ hưu trí mỗi tháng là 320.000đ/tháng từ lúc bị bắt họ nói bố em không được hưởng lương, nhưng có một số trường hợp giống bố em tại sao họ lại được hưởng mà bố em lại không được hưởng? theo luật sư thì bố em đã là sai điều gì, từ khi em đi học em đã nghiên cứu nhiều văn bản nhưng tại em không hiểu cho lắm nên em muốn hỏi luật sư? rất mong được luật sư tu vấn giúp em ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
* Cớ sở pháp luật:
– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
* Nội dung:
Đối với trường hợp của bạn thì vì thời gian bố bạn phải chấp hành hình phạt tù năm 1999 nên thời điểm đó chưa có Luật bảo hiểm xã hội. Do vậy sẽ áp dụng theo quy định Bộ luật lao động 1994 để đưa ra hướng giải quyết như sau:
Theo Điều 145
“1- Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi có đủ Điều kiện về tuổi đời và thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Tuổi đời được hưởng chế độ hưu trí của những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại hoặc làm việc ở vùng cao, biên giới, hải đảo và một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định;
b) Đã đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên.
2- Trường hợp người lao động không đủ Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, nhưng nếu có một trong các Điều kiện sau đây thì cũng được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức thấp hơn:
a) Người lao động đủ Điều kiện về tuổi đời quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng ít nhất đã có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên chưa đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng ít nhất đã đủ 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
c) Người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại theo quy định của Chính phủ, đã đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
3- Người lao động không đủ Điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì được hưởng trợ cấp một lần.
4- Mức hưởng chế độ hưu trí hàng tháng và trợ cấp một lần quy định tại các Khoản 1, Khoản 2 và 3 Điều này, phụ thuộc vào mức và thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội do Chính phủ quy định.”
Điều 146 Bộ luật lao động 1994 quy định như sau:
“1- Người lao động đang làm việc, người hưởng chế độ hưu trí, hưởng trợ cấp hàng tháng về mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi chết thì người lo việc mai táng được nhận tiền mai táng do Chính phủ quy định.
2- Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người đã đóng bảo hiểm xã hội 15 năm trở lên, người hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng, khi chết nếu có con chưa đủ 15 tuổi, vợ (hoặc chồng), bố, mẹ đã hết tuổi lao động mà khi còn sống người đó đã trực tiếp nuôi dưỡng, thì những thân nhân này được hưởng chế độ tuất hàng tháng. Trường hợp người chết không có thân nhân đủ Điều kiện hưởng chế độ tuất hàng tháng hoặc chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm, thì gia đình được hưởng chế độ tuất một lần nhưng không quá 12 tháng lương hoặc trợ cấp đang hưởng.
3- Người hưởng chế độ hưu trí, chế độ trợ cấp mất sức lao động, chế độ trợ cấp tai nạn lao động hạng 1, hạng 2 hoặc bệnh nghề nghiệp hạng 1, hạng 2 trước ngày ban hành Bộ luật này, thì thực hiện chế độ tử tuất theo quy định tại Điều này.”
Như vậy, theo quy định của Bộ luật lao động 1994 không quy định việc dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu trí theo Điều 145 trong trường hợp người lao động đang chấp hành hình phạt tù. Do vậy, trong trường hợp này, bố bạn sẽ vẫn được hưởng lương hưu khi đang chấp hành hình phạt tù.
Tuy nhiên bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2006 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 và hết hiệu lực từ ngày 1/1/2016) thì trong thời gian chấp hành hình phạt tù thì bị dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng. Sau khi chấp hành xong hình phạt tù thì vẫn tiếp tục được hưởng lương hưu như bình thường và không được hoàn lại số tiền hưu trong thời gian thi hành hình phạt tù.
Nhưng từ ngày 1/1/2016 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực đã bỏ quy định việc tạm ngừng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với những người đang thi hành hình phạt tù trước. Theo Điều 64 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 64. Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật…. »
Ngoài ra, theo Điều 23 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều 64 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định việc tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng như sau :
« 1. Người bị dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị Tòa án tuyên bố là mất tích, sau đó được Tòa án hủy quyết định tuyên bố là mất tích thì được tiếp tục hưởng và được nhận tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.
2. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng có thời gian gián đoạn chưa nhận lương hưu, trợ cấp thì được nhận tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.
3. Người hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng mà chết trong thời gian gián đoạn chưa nhận lương hưu, trợ cấp thì ngoài chế độ tử tuất thân nhân còn được nhận tiền lương hưu, trợ cấp của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.
4. Người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng hưởng do bị Tòa án tuyên bố là mất tích, sau đó bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân không được nhận tiền lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trong thời gian tạm dừng hưởng.”
Như vậy, theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 thì bãi bỏ quy định “dừng hưởng lương đối với những người chấp hành hình phạt tù”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội qua tổng đài: 1900.6568
Về hồ sơ hưởng lương hưu theo Điều 108 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
1. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b)
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 55 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động quy định tại Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
2. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Đơn đề nghị hưởng lương hưu;
c) Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
d) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối vớitrường hợp xuất cảnh trái phép;
đ) Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về.